Sức khỏe

Bạn có biết chuột máy tính tác dụng xấu đến cơ thể thế nào không?

Chỉ với một vài thay đổi nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn giảm thiểu những tác động xấu của việc sử dụng chuột máy tính quá lâu.

Bất cứ ai làm việc với máy tính để bàn trong thời gian dài đều phải đối mặt với những nguy cơ như đau mỏi cổ tay và cánh tay. Hơn nữa sử dụng chuột trong thời gian dài còn có thể gây ra những vấn đề về cơ như chuột rút cơ cổ tay hoặc nặng hơn có thể là sưng viêm. Do đó, nếu bạn là nhân viên văn phòng, hãy tham khảo một vài đề xuất của tiến sĩ Gerd Mueller, chuyên gia sức khỏe tại Viện nghiên cứu AktivOrtho (Ấn Độ) để giảm thiểu nguy cơ đối mặt với các vấn đề sức khỏe khác.
Thâm cổ tay

Với cường độ dùng chuột cao, không ít người gặp phải tình trạng rìa cổ tay tiếp xúc mặt bàn khiến lòng bàn tay xuất hiện vết thâm. Vết này có thể tăng dần diện tích, khiến cho vùng da tay của bạn xấu xí và nặng hơn có thể gây đau rát khi da bị tổn thương. 
Tiến sĩ Gerd Mueller cho biết, sử dụng các loại bàn di chuột êm sẽ giúp hạn chế tác động xấu khi thời gian dùng chuột quá dài. Bên cạnh đó, nếu có thể, hãy đổi tay sử dụng chuột để tránh việc một tay phải hoạt động quá nhiều.

su dung chuot may tinh
Với cường độ dùng chuột cao, không ít người gặp phải tình trạng rìa cổ tay tiếp xúc mặt bàn khiến lòng bàn tay xuất hiện vết thâm. (Ảnh: Internet)

Đau khuỷu tay

Việc di chuột khi cánh tay không nằm cùng độ ngang của mặt bàn sẽ dẫn tới hiện tượng đau mỏi, khó chịu ở khuỷu tay. Điều này ảnh hưởng cả tới nhóm cơ dọc cánh tay cũng gia tăng các chấn thương khu vực này. 
Một trong những biện pháp hạn chế điều này là thay đổi tư thế ngồi phù hợp. Giữ cánh tay thấp hơn mặt bàn trong khi gõ phím và di chuột một góc khoảng 30 độ sẽ hạn chế áp lực lên vùng cơ dưới cánh tay. 

Đau cánh tay

Nếu bạn duy trì tư thế trong một thời gian dài sẽ khiến các nhóm cơ bị ép và nhức mỏi. Hiện tượng đau cánh tay là hệ quả của điều này. Để giải quyết tình trạng trên, hãy chắc chắn khuỷu tay của bạn thấp hơn mặt bàn khi làm việc. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đảm bảo không bẻ cổ tay mà thả lỏng chúng trên mặt bàn để tránh đau mỏi khu vực. 
Theo tiến sĩ Gerd Mueller, giữ chuột quá lâu có thể gây ra chuột rút cơ cổ tay. Hiện tượng này có thể điều trị bằng cách kéo giãn cơ và nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian nhất định. Chọn một con chuột phù hợp với lòng bàn tay, không to quá cũng như quá nhỏ sẽ giúp bàn tay bạn không bị căng cứng.

su dung chuot may tinh
Sử dụng chuột máy tính kéo dài và không đúng cách là nguyên nhân gây nên một loạt các bệnh cơ xương khớp ở dân văn phòng. (Ảnh: Internet)

Mỏi cổ và vai

Không ít người dùng máy tính phải hứng chịu những cơn đau vùng giáp cổ và vai. Vị trí chuột quá xa sẽ khiến người dùng phải rướn người ra trước để thao tác. Điều này làm thay đổi hình dáng của đốt sống cổ và vai, gây đau mỏi và khiến khu vực này khó cử động nếu giữ tư thế đó trong thời gian dài. Điều tương tự cũng xảy ra khi chuột ở quá gần đòi hỏi tay phải khom lại để thao tác.

Tiến sĩ Gerd Mueller cho biết, vận động là cách tốt nhất xử trí vấn đề này. Tuy vậy, đứng thẳng và xoay cổ theo nhiều hướng lại không giúp các nhóm cơ tại khu vực này được thả lỏng và giải phóng mà còn làm tình trạng tồi tệ thêm. Ông lý giải rằng, vị trí xương sống và cơ cổ được gắn liền nên việc xoay cổ không giúp gì trong việc giải phóng các cơ. Chìa khóa giải quyết những cơn đau cổ hiệu quả chỉ có một cách là để nhóm cơ này nghỉ ngơi định kì đều đặn.

Sưng gân

Hiện tượng này xảy ra phổ biến với những tín đồ yêu thích smartphone nhiều hơn so với những người sử dụng chuột. Tuy vậy, những người không thường xuyên cầm điện thoại vẫn có khả năng mắc chúng. Sử dụng chuột trong thời gian dài có khả năng gia tăng áp lực lên ngón cái và gây đau các ngón tay khác. Để giảm thiểu tác động cho nhóm cơ này, tiến sĩ Tendinitis đề xuất thả lỏng bàn tay và nghỉ ngơi hàng giờ. Một vài bài tập nhẹ giữa chừng cũng giúp ích hiệu quả trong việc ngăn ngừa những biến chứng ở tay.

(Nguồn: Thehealthsite)
aFamily

sử dụng chuột máy tính, tác dụng phụ của chuột máy tính, bệnh dân văn phòng, chuột rút


      © 2021 FAP
        1,116,536       652