Sức khỏe

Thực hư việc gội đầu ngoài tiệm bị đột quỵ, uống nước lạnh có thể gây ung thư

Một số thông tin về khả năng đột quỵ khi gội đầu ngoài tiệm và tác hại của việc uống nước lạnh sau khi ăn sẽ được làm rõ dưới đây.

Internet có thể rất hữu ích trong việc tìm kiếm thông tin về triệu chứng bệnh hay các cảnh báo liên quan tới sức khỏe. Nhưng đó cũng là nơi có thể dễ dàng lưu truyền những đồn đoán thiếu khoa học hoặc chưa đầy đủ, khiến bạn lo lắng quá mức, thậm chí áp dụng sai trong cuộc sống thường ngày.
Trước hết, cần phải khẳng định một điều, không một loại thuốc hay đồ uống thần dược nào có thể thay thế được chế độ ăn uống lành mạnh, các hoạt động thể chất và những giấc ngủ ngon. Và bạn cần tỉnh táo khi nghe được những thông tin dưới đây:
1. Bạn có thể bị đột quỵ khi gội đầu tại các tiệm chăm sóc tóc hoặc thẩm mỹ viện
Hiện tượng này còn được gọi là chấn thương động mạch đốt sống và thực sự có thể xảy ra nhưng rất hiếm. Người ta cũng thường nhắc tới nó bằng cái tên “hội chứng thẩm mỹ viện”. Theo bác sĩ Natalie Azar, phụ trách chuyên mục sức khỏe của NBC: "Chấn thương là hoàn toàn có thể nếu bạn căng duỗi vùng cổ quá mức hoặc cử động xoay vòng quá nhanh. Vẫn còn một số tranh cãi nhỏ xung quanh hiện tượng này nhưng đúng là chúng có thể xảy ra”.
Rủi ro liên quan tới chấn thương cổ cũng xuất hiện trong các tư thế yoga. Đó là khi bạn xoay đầu ra sau để tạo tư thế rắn hổ mang hay khi bạn cảm thấy mình gần như không thể thở trong động tác gập cằm vào sát ngực.
Theo một bài báo trên The New York Times, chuyển động đột ngột của đầu và cổ có thể làm chấn thương động mạch đốt sống, gây tụ huyết, sưng phồng hoặc thu hẹp, và cuối cùng, gây tổn thương cho não.
Bạn sẽ có nguy cơ cao mắc chứng bệnh này nếu bạn từng bị xơ vữa động mạch vì khả năng động mạch của bạn bị chèn ép do căng duỗi cổ quá mức là khá lớn. Các loại chậu dùng trong những tiệm làm tóc hay thẩm mỹ viện có lót đệm đỡ cổ và nâng cao lên một chút sẽ giúp loại trừ nguy cơ này. Khi bạn cảm thấy không thoải mái hay khó thở trong lúc gội đầu ở tiệm, vùng cổ bạn có lẽ đã bị căng quá mức cho phép.
thực hư uống nước lạnh gây ung thư
2. Uống nước lạnh sau bữa ăn có thể gây ung thư
Điều này không hề đúng. Theo một số nguồn tin lan truyền trên mạng, nước lạnh ngay sau bữa ăn sẽ làm đông đặc chất béo trong thực phẩm, cuối cùng chuyển hóa chúng thành axit béo và gây nguy cơ ung thư. Theo bác sĩ Natalie Azar, thực tế thì, bất kể nhiệt độ nước là bao nhiêu, ngay khi bạn uống, nó sẽ hòa vào nhiệt độ cơ thể bạn và luôn có những loại axit trong dạ dày làm nhiệm vụ xử lý chỗ nước này.
Thêm một hiểu lầm nữa cho rằng, uống nước lạnh sẽ giúp đốt cháy nhiều calo hơn. Câu trả lời là uống nước lạnh “có” tác dụng đốt cháy calo nhưng bạn sẽ chẳng lấy gì làm ấn tượng với con số này: chỉ là thêm 8 calo được đốt cháy mà thôi.
thực hư uống nước lạnh gây ung thư
3. Phương pháp rửa ruột có thể cải thiện sức đề kháng và tăng cường năng lượng cho cơ thể
Theo bác sĩ Natalie Azar, Không có bằng chứng nào cho thấy rửa ruột có tác dụng đó. Theo những người tin vào “truyền thuyết” này, bất cứ thứ gì còn sót lại trên thành ruột có thể thải độc tố vào máu và do đó, đầu độc cơ thể bạn. Khoa học gọi hiện tượng này là sự tự nhiễm độc. Có hai cách để rửa ruột: một là với sự trợ giúp của thuốc nhuận tràng và hai là sử dụng thủy liệu pháp – bơm nước vào trực tràng.
Hiện không có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề này và cũng không có bằng chứng khoa học xác thực nào cho thấy chúng ta thực sự hấp thu độc tố từ ruột vào cơ thể. Có một điều bạn nên biết, cơ thể con người có cơ chế loại bỏ chất thải.
Ngoài ra, việc rửa ruột còn tiềm ẩn nguy cơ cho sức khỏe. Những người có tiền sử bệnh tim và thận phải cực kỳ thận trọng nếu định rửa ruột. Họ có thể bị mất nước và mất cân bằng các chất điện phân.
Trừ trường hợp để thấy rõ hơn hình ảnh bên trong ống tiêu hóa khi đang thực hiện soi ruột hoặc phẫu thuật ruột, bạn mới nên rửa ruột. Thực sự là không có lý do gì để bạn tiến hành thải độc cơ thể bằng phương pháp này.
(Nguồn: Today)
aFamily

sai lầm trong ăn uống, uống nước lạnh, gội đầu, đột quỵ, làm sạch cơ thể, làm sạch ruột


      © 2021 FAP
        1,111,893       1,242