Các vấn đề nhiễm trùng thông thường, thường không có triệu chứng, có thể làm giảm cơ hội mang thai của phụ nữ.
Một nghiên cứu mới đã cho thấy mức độ bất thường của vi khuẩn trong âm đạo có thể ảnh hưởng đến cơ hội
mang thai của phụ nữ.
Viêm âm đạo do vi khuẩn là một bệnh phổ biến, thường gặp ở phụ nữ. Bệnh do mất cân bằng vi khuẩn gây ra. Các nhà khoa học tại Đại học Aarhus ở Đan Mạch đã phân tích mức độ vi khuẩn ở 130 phụ nữ đã từng tiến hành thụ tinh ống nghiệm, từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2013. Kết quả, chỉ có 9% phụ nữ bị viêm âm đạo có thể mang thai sau khi thụ tinh ống nghiệm.
Họ phát hiện ra rằng có đến 28% những người phụ nữ nhiễm khuẩn âm đạo, với với lượng vi khuẩn Gardnerella vaginalis hoặc vi khuẩn Atopobium vaginae cao.
Vào cuối của cuộc nghiên cứu, có tổng cộng 84 trong số 130 phụ nữ hoàn thành quá trình thụ tinh nhân tạo.
Nhìn chung, 35 % số phụ nữ mang thai - so với chỉ 9% của những người phụ nữ có nồng độ vi khuẩn âm đạo bất thường.
Các nhà khoa học nói rằng phụ nữ nên khám để kiểm tra xem mình có bị viêm âm đạo hay không trước khi muốn có con.
Viêm âm đạo do vi khuẩn gây ra sự mất cân bằng của các vi khuẩn trong âm đạo của phụ nữ.
Các bà mẹ đang mang thai bị viêm âm đạo có nguy cơ bị sẩy thai cao gấp 6 lần và
nguy cơ sinh non cao gấp 2 lần.
Các nhà khoa học tại Đại học Aarhus ở Đan Mạch phát hiện viêm âm đạo do vi khuẩn có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh trong ống nghiệm. Vì vậy, họ khuyên phụ nữ nên được kiểm tra về tình trạng này trước khi bắt tay vào việc điều trị khả năng sinh sản.
Nhiễm khuẩn âm đạo là vấn đề phổ biến nhất ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 15 và 44, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ.
Viêm âm đạo xảy ra khi trong âm đạo tích tụ 1 loại vi khuẩn quá nhiều, gây mất sự cân bằng của hệ vi sinh vật bình thường trong âm đạo.
Các nhà khoa học không chắc chắn về nguyên nhân gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng, có bạn tình mới hoặc có nhiều bạn tình, hoặc thụt rửa âm đạo, có thể phá vỡ sự cân bằng vi khuẩn trong âm đạo và làm tăng nguy cơ mắc viêm âm đạo ở phụ nữ.
Phụ nữ bị viêm âm đạo do vi khuẩn bacterial thường không có triệu chứng - mặc dù một số phụ nữ có tiết dịch mùi tanh từ âm đạo.
Phụ nữ mang thai bị viêm âm đạo do vi khuẩn có nhiều nguy cơ bị
sẩy thai và sinh em bé nhẹ cân, thiếu tháng và thấp còi.
Hơn nữa, viêm âm đạo do vi khuẩn xuất hiện trong 19% những phụ nữ bị vô sinh, nghiên cứu mới tiết lộ.
Nhiễm khuẩn âm đạo là một bệnh phổ biến ở phụ nữ do sự mất cân bằng giữa vi khuẩn “tốt” và vi khuẩn “xấu” trong âm đạo. Các nhà khoa học khuyên rằng phụ nữ nên đi kiểm tra xem mình có mắc bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn hay không trước khi tiến hành thụ tinh nhân tạo.
Các nhà nghiên cứu kết luận: 'Bất thường vi sinh âm đạo có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ có thai lâm sàng ở bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm.
Nếu một mối tương quan nghịch giữa bất thường vi sinh âm đạo và tỷ lệ có thai lâm sàng được chứng thực, bệnh nhân có thể được kiểm tra và xử lý cho hệ vi sinh vật âm đạo bất thường trước khi điều trị khả năng sinh sản.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Human Reproduction, Mỹ.
Những điều cần biết về nhiễm khuẩn âm đạo:
- Rất ít người biết viêm âm đạo do vi khuẩn (BV) mặc dù đó là một bệnh khá phổ biến.
- Triệu chứng bao gồm ra dịch âm đạo trắng đục và có mùi hôi tanh.
- Phụ nữ bị viêm âm đạo do vi khuẩn có nhiều khả năng bị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) - chẳng hạn như Chlamydia, bệnh lậu và herpes - và để truyền tải hoặc cơ nhiễm HIV. Họ có nhiều khả năng phát triển bệnh viêm vùng chậu - bệnh gây đau đớn, có thể dẫn đến vô sinh.
- Phụ nữ mang thai bị viêm âm đạo do vi khuẩn có nhiều khả năng bị sẩy thai và sinh em bé nhẹ cân, thiếu tháng và thấp còi.
- Phụ nữ mắc bệnh này thường cảm thấy xấu hổ khi bị phát hiện cơ thể có mùi hôi. Nhiều phụ nữ có triệu chứng của bệnh viêm âm đạo nghĩ rằng họ đang mắc bệnh tưa miệng và thường đi chữa trị bệnh này thay vì bệnh viêm âm đạo.
- Viêm âm đạo thường không gây ngứa và thường gây mùi tanh đáng chú ý. Điều trị không đúng cách sẽ khiến tình trạng này kéo dài dai dẳng. |
(Nguồn: DailyMail)