Hãy đọc thông tin dưới đây để hiểu hơn về tầm soát bệnh ung thư và biết liệu bạn có nên thực hiện tầm soát không nhé!
Thông tin ca sĩ Trần Lập mất vài ngày qua để lại nuối tiếc cho bao người hâm mộ âm nhạc, đặc biệt những người mê rock, yêu thích ban nhạc Bức Tường. Được biết, Trần Lập bị phát hiện mắc căn bệnh ung thư trực tràng cách đây 3 tháng, mặc dù đã chiến đấu mạnh mẽ chống chọi bệnh tật, cuối cùng anh vẫn không thể thoát khỏi tử thần vì bệnh ung thư ác quái mà mình mắc phải. Qua đời ở tuổi 42 khi sức trẻ, nhiệt huyết của một nhạc sĩ, ca sĩ vẫn còn phơi phới, anh khiến không ít người ngỡ ngàng đến xót xa.
Từ sự ra đi của anh, không ít người cảm thấy lo lắng hơn về căn
bệnh ung thư. Vậy làm thế nào để phát hiện và điều trị sớm ung thư? Bạn có thể làm điều này ở đâu?
Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm, ai cũng phải khiếp sợ, không thể coi thường. Do đó, việc phát hiện sớm bị ung thư hay không cần có đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng… có chuyên môn tốt, được đào tạo bài bản ngay từ những việc đầu tiên như: lấy mẫu, nhuộm tiêu bản, làm hóa chất. Đôi khi, những yếu tố trên vẫn chưa đủ để bạn phát hiện ra loại bệnh ung thư đang hoành hành trong cơ thể, nguyên nhân để nhận ra là rất khó, không chỉ dựa vào xét nghiệm, chụp cộng hưởng bằng máy móc hiện đại mà ra kết quả chuẩn xác.
Thực tế, có nhiều loại ung thư có thời gian tiềm ẩn rất lâu sau đó mới được phát hiện, một số loại lại phát hiện rất nhanh và tiến triển cũng vô cùng nhanh, khiến người bệnh phải ngồi đếm ngày đếm giờ về với tử thần mà vẫn chưa hết bàng hoàng. Với nhiều loại ung thư, tiến độ trong việc
tầm soát ung thư đã đưa ra hứa hẹn cho việc phát hiện sớm giúp tỷ lễ chữa chữa khỏi bệnh cao.
Thuật ngữ tầm soát nghĩa là các thủ thuật được tiến hành trên cơ thể những người không có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh ung thư nhưng có nguy cơ cao phát triển các bệnh ung thư nhằm phát hiện ra ung thư từ khi còn rất sớm. Từ đó, người bệnh có nhiều cơ hội điều trị khỏi hơn.
Ai nên thực hiện tầm soát ung thư?
Tất cả mọi người, đặc biệt là những người trên 50 tuổi; người sống trong môi trường có nguy cơ bị ung thư cao; người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư… Xét nghiệm nên được thực hiện thường niên một năm một lần, hoặc nhiều hơn nếu cần thiết.
Qua nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã thiết lập các yếu tố nguy cơ dẫn tới một số loại ung thư. Yếu tố nguy cơ là những đặc điểm nhất định hoặc tiếp xúc đó khiến người tiến hành tầm soát cảm thấy họ có nhiều khả năng phát triển một loại ung thư nào đó hơn những người khác – những người không có những yếu tố nguy cơ. Và mỗi loại ung thư có nhưng yếu tố nguy cơ khác nhau.
Yếu tố nguy cơ gồm hai loại cơ bản: Yếu tố di truyền và không di truyền (môi trường). Yếu tố di truyền là đặc điểm thừa hưởng, không thể thay đổi tính trạng. Yếu tố không di truyền là sự biến đổi trong môi trường của một người mà thường có thể được thay đổi.
Các yếu tố không di truyền có thể bao gồm chế độ ăn uống, tập thể dục hoặc tiếp xúc với các chất khác có trong môi trường xung quanh chúng ta. Những yếu tố không di truyền này thường được gọi là các yếu tố môi trường. Một số yếu tố không di truyền đóng vai trò trong việc tạo thuận lợi cho quá trình tế bào khỏe mạnh biến thành tế bào ung thư (ví dụ sự tương quan giữa việc hút thuốc lá và bệnh ung thư phổi).
Trong khi loại ung thư khác không do mối tương quan môi trường mà do yếu tố di truyền. Điều này ngĩa là nếu gia đình có thành viên bị ung thư thì những người trong gia đình cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Hiện nay có những loại xét nghiệm, sàng lọc ung thư nào?
Xét nghiệm, sàng lọc ung thư hiện có rất nhiều loại khác nhau nhằm phát hiện các loại ung thư khác nhau. Tùy vào các yếu tố nguy cơ, bệnh nhân có nguy cơ cao đối với một số loại ung thư có thể trải qua bất kỳ xét nghiệm nào theo chỉ định của bác sĩ. Các xét nghiệm sàng lọc có thể bao gồm:
- Kiểm tra hình ảnh như chụp CT, chụp nhũ ảnh: Đây là phương pháp khảo sát hình ảnh kỹ thuật cao. Đặc biệt, chụp CT được dùng để chẩn đoán ung thư, giúp phát hiện, định lượng, định dạng khối u. Chụp CT có tiêm thuốc cản quang có thể giúp cho bác sĩ đánh giá sự phát triển và sự di căn của khối u, nhất là khối u ung thư phổi, gan và tụy, não, vòm họng, đại tràng...
Chụp nhũ ảnh là xét nghiệm X-quang được chủ yếu dùng để phát hiện sớm bệnh ung thư vú. Hình ảnh chụp nhũ ảnh cho phép phân tích cấu trúc tuyến vú để tìm ra những thay đổi bên trong vú mà khám bằng tay không thấy được. Một số ung thư vú có thể nhìn thấy được trên phim chụp nhũ ảnh, thậm chí ngay cả trước khi có các triệu chứng.
- Xét nghiệm máu, nước tiểu: Xét nghiệm máu (còn gọi là xét nghiệm y khoa hay xét nghiệm cận lâm sàng). Người bệnh được lấy máu hay nước tiểu (hai dịch sinh học thường được sử dụng nhiều nhất) để xét nghiệm.
Xét nghiệm máu tìm ung thư có dấu ấn sinh học hoặc dấu ấn ung thư trong máu. Người ta dùng nó như phương tiện phát hiện, sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến, bao tử, tụy tạng, máu… và một số ung thư khác như gan, phổi, tế bào hắc tố (nốt ruồi đen), buồng trứng… Tuy nhiên, xét nghiệm máu không thể hiện 100% bản chất ung thư, vì có thể cho kết quả dương tính giả do máu có những chất tương đồng với khối u.
- Nội soi: Nội sôi là phương pháp tầm soát ung thư có xâm lấn. Các thế hệ máy nội soi ra đời ngày càng được trang bị nhiều công nghệ giúp cho việc chẩn đoán và điều trị cho người bệnh tốt hơn. Phương pháp nội soi thường được dùng để đánh giá tình trạng của các cơ quan bên trong cơ thể như dạ dày, đại tràng, vòm họng, phổi... Nội soi sinh thiết còn có thể lấy mẫu sinh thiết trong khu vực có bệnh để làm ét nghiệm cần thiết.
- Siêu âm: Siêu âm là hình thức khám bệnh phát hiện rất tốt các bệnh về gan, thông qua ảnh siêu âm phản ánh hình thái, độ to nhỏ của cơ quan nội tạng, đối với trường hợp phát hiện sớm bệnh viêm gan phát triển nặng thành viêm gan mạn tính, gan xơ hóa, gan cổ trướng, xơ gan, ung thư gan…
Ngoài ra siêu âm để phán đoán có bị bệnh về mạch máu, túi mật, và thận… Siêu âm còn dùng để kiểm tra phụ khoa và các bệnh khác.
- Một loại xét nghiệm khác là xét nghiệm dự đoán gen: Công nghệ hiện đại đã cho phép chúng ta xác định mối quan hệ giữa các đột biến di truyền cụ thể và một số bệnh ung thư. Khi chúng ta tiếp tục tìm hiểu thêm về các đột biến di truyền và xác định đột biến thêm, vai trò của các xét nghiệm di truyền sẽ tiếp tục phát triển.
Xét nghiệm dự đoán gen được sử dụng để xác định nếu một cá nhân có đột biến di truyền có thể ảnh hưởng và phát triển ung thư. Một bài kiểm tra chính xác sẽ tiết lộ đột biến di truyền nhưng không thể đảm bảo rằng người đó có phát triện ung thư hay không. Tương tự như vậy, một xét nghiệm di truyền mà không tìm thấy một đột biến cụ thể cũng không thể đảm bảo rằng người đó sẽ không bị ung thư. Những xét nghiệm này chỉ khuyến nghị rằng một người có thể có hoặc không nguy cơ mắc bệnh.
Hiện tại Việt Nam đã có thể thực hiện những xét nghiệm có thể chẩn đoán ung thư từ sớm mà không phải ai cũng biết như:
- Xét nghiệm chẩn đoán sớm ung thư gan (xét nghiệm máu - AFP)
- Xét nghiệm chẩn đoán sớm ung thư đường tiêu hóa (xét nghiệm máu - CEA)
- Xét nghiệm chẩn đoán sớm ung thư tuyến tụy (xét nghiệm máu - CA19-9)
- Xét nghiệm chẩn đoán sớm ung thư dạ dày (xét nghiệm máu - CA72-4)
- Xét nghiệm chẩn đoán sớm ung thư vòm họng (xét nghiệm máu - SCC)
- Xét nghiệm chẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung (xét nghiệm dịch âm đạo - Pap’ smear)
- Xét nghiệm chẩn đoán sớm ung thư buồng trứng (xét nghiệm máu - CA125)
- Xét nghiệm chẩn đoán sớm ung thư vú (xét nghiệm máu - CA153, HE4)
Độ tuổi nào nên đi khám sàng lọc những bệnh ung thư
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo nên đi khám sàng lọc định kỳ để phát hiện sớm
ung thư vú, cổ tử cung và đại tràng; vì đây là những loại ung thư có hiệu quả điều trị cực kỳ tốt nếu được phát hiện sớm.
Đối với những người có yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều bụi (đá, gỗ, kim loại...) thì nên khám sàng lọc ung thư phổi.
Những gia đình có tiền sử có bệnh nhân chết vì ung thư và những người sống trong môi trường độc hại càng cần tiến hành sàng lọc ung thư.
Thông thường, khám sàng lọc ung thư áp dụng ở người trưởng thành. Dưới đây là khuyến cáo khám sàng lọc ung thư theo tuổi: (xem bảng dưới).
(Nguồn tham khảo: Sức khỏe đời sống)
- Lứa tuổi 20-30: Phát hiện các bệnh truyền nhiễm như viêm gan A, B, C, giang mai hay bệnh lậu, kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân và các chức năng sinh sản ở nam và nữ.
- Lứa tuổi 30-40: Đối với nam giới cần kiểm tra chức năng gan nếu uống rượu bia thường xuyên, kiểm tra phổi với những người hay hút thuốc,… hay khám phụ khoa, đo mật độ loãng xương đối với phụ nữ sau sinh…
- Lứa tuổi 40-60: Tầm soát các bệnh về ung thư dạ dày, ung thư vòm họng,…
Khi đi khám sàng lọc ung thư nên đến bệnh viện chuyên khoa hoặc các cơ sở y tế có chuyên khoa về ung bướu. Tùy từng cơ sở y tế, gói khám tổng quát ung thư theo độ tuổi hoặc sàng lọc nguy cơ mắc bệnh ung thư nhất định mà giá thành có thể khác nhau. Các xét nghiệm sàng lọc riêng lẻ có thể có giá trên dưới 1 triệu đồng, còn các gói tầm soát ung thư có thể tới vài triệu đồng.
(Tổng hợp tham khảo: Sức khỏe đời sống, Alobacsi, Cancerconnect)