Tự ý chữa bệnh hay chữa bệnh nghe theo trào lưu... là những việc làm hết sức nguy hiểm vì nó có thể đe dọa tính mạng chứ không đơn giản như nhiều người nghĩ.
Dưới đây là 3 việc làm tưởng chừng đơn rất bình thường nhưng cũng có thể
đe dọa tính mạng của nhiều người nếu làm không đúng cách.
Nặn mụn không đúng có thể dẫn đến tử vong
Nặn mụn trên mặt hay cơ thể tưởng chừng là việc dễ dàng, nhưng nếu không cẩn thận vẫn có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bởi khi nặn mụn sẽ gây chảy máu, vi khuẩn qua vết nặn vào máu gây nên nhiều bệnh cảnh lâm sàng khác nhau như nhiễm trùng huyết, áp xe não, phổi, sốc nhiễm trùng…
Mụn thông thường khi được xử lý sai cách dễ bị phát triển thành mụn đinh râu. Loại mụn này thường xảy ra do việc nặn trứng cá, mụn nhọt không đúng cách hoặc nhổ râu, cạo râu bị chảy máu, xăm môi, ngoáy mũi bằng tay gây xước, dẫn đến nhiễm trùng…
Ngoài ra, việc nặn mụn trở nên trầm trọng hơn khi nhiều người sau khi xử lý các vết xước hay nặn mụn, thấy da xấu lại dùng các sản phẩn kem trộn, hoặc các loại kem che khuyết điểm phủ lên cục mụn… Điều này càng làm cho vết thương do mụn bị nhiễm khuẩn trở nên trầm trọng. Vì thế theo các chuyên gia da liễu, khi bị mụn không chườm nóng hay lạnh lên vết sưng đỏ.
Theo bác sĩ Lê Ngọc Diệp (Trưởng phòng khám Da liễu cơ sở 2, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM) chúng ta cần thận trọng với những mụn quanh miệng, đây được xem là “vùng tử thần” vì tĩnh mạch vùng quanh miệng nối liền với tĩnh mạch não. Do đó,
tự ý nặn mụn vùng này có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, nặng có thể bị nhiễm trùng huyết, thậm chí tử vong.
Để phòng ngừa mụn, chúng ta nên giữ da thông thoáng bằng cách rửa mặt bằng nước sạch, lau mồ hôi, không tự ý cào xước để tránh bị nhiễm trùng. Trường hợp mụn đinh râu, chỉ cần để yên đến khi cồi mụn chín muồi sẽ tự vỡ. Không nên tự ý mua thuốc trị mụn, nhất là sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ vì không phải thuốc trị mụn nào cũng phù hợp với các loại da và trị được mụn. Trong trường hợp mụn sưng to, kèm theo triệu chứng nóng, đỏ và đau nhức, sốt li bì, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, BS Diệp cho biết.
Nguy hiểm khi tự chữa bằng gạch nung nóng
Thay vì tìm đến bác sĩ nha khoa mỗi khi răng b
ị nhức, nhiều người lại tìm đến nhà thầy lang để nhờ "bắt con sâu răng" bằng cách nung nóng hòn gạch và thổi vào ống phễu với suy nghĩ: "bắt con sâu răng hiệu quả nhanh mà lại không đau. Đó thông tin trong thời gian qua được nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, theo TS. BS Bùi Nguyên Kiểm, Trưởng khoa Nội bệnh viện Xanh Pôn, điều này không có cơ sở khoa học. Trên thực tế, răng sâu là hậu quả của 3 yếu tố: men răng yếu, vi khuẩn xâm lấn và thức ăn tồn đọng. Sâu răng là hiện tượng xảy ra khi không vệ sinh răng miệng sạch sau khi ăn, các chất dinh dưỡng bám vào răng. Trong điều kiện yếm khí, các vi khuẩn sẽ lên men thức ăn và sinh ra axit làm mòn răng, tạo những ổ sâu. Sâu răng là do cả quá trình lên men do đó không thể có “con sâu răng” nào có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Sử dụng phương pháp "bắt con sâu răng" như nói trên rất nguy hiểm do dụng cụ sử dụng không được khử trùng. Trong khi đó, người bệnh đang bị đau răng, cộng với bị nhiễm thêm các vi khuẩn từ các dụng cụ bẩn sẽ càng nguy hiểm. Bởi các vi khuẩn cứ thế từ từ ăn sâu vào bên trong răng, theo đường tủy đi xuống phần xương bên dưới và ăn lan ra xung quanh sẽ gây nên các biến chứng về răng như viêm tủy răng, viêm quanh cuống răng làm cho việc ăn uống khó khăn, ngủ không yên giấc.
Ngoài ra, cách làm này còn có thể gây ra viêm mô tế bào, viêm hạch, viêm xương tủy hàm khi viêm lan rộng gây nhiễm xuất huyết, thậm chí gây viêm màng não rất dễ gây tử vong. Ngoài ra khi hít một lượng khói từ gạch nung nóng sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên hệ hô hấp của chúng ta.
Dùng dầu gió sai cách thậm chí gây tử vong
Hầu hết gia đình nào cũng có lọ
dầu gió để trong nhà phòng lúc trái gió trở trời. Tuy nhiên, dầu gió không phải là thuốc chữa bệnh có thể dùng tùy tiện vì nếu dùng sai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây tử vong.
Dầu gió được chiết xuất từ các loại tinh dầu thảo dược từ thiên nhiên như khuynh diệp, hồi, quế, long não, thông, menthol.. Dầu gió có vị cay, tính mát, có tác dụng hạ sốt, ra mồ hôi, giảm đau, giảm ho, sát trùng,...
Tuy nhiên, theo DS Vũ Hữu Thịnh, trong thành phần của dầu gió chứa eukalyptol và camphor, đặc biệt camphor là một chất độc đối với trẻ em nếu quá trình sử dụng không đúng, hấp thu nhiều vào cơ thể qua phần da trầy xước hay vô tình nuốt phải với lượng nhiều gây tổn thương hệ hô hấp, thậm chí ngưng thở. Dầu gió còn có tác dụng phụ làm tăng bài tiết mồ hôi, khiến thân nhiệt hạ thấp. Vì vậy không được dùng dầu gió cho người bị lở ngứa, ra mồ hôi, sốt cao, vừa ốm dậy, người suy nhược, táo bón, tăng huyết áp.
Hơn nữa, tinh dầu bạc hà có nguy cơ gây hiện tượng ức chế tuần hoàn và hô hấp dẫn đến
ngừng tim và ngừng thở, vì vậy không dùng dầu gió cho trẻ em dưới 2 tuổi, và phụ nữ có thai, đang cho con bú.
Ngoài ra, dầu gió chỉ được dùng để thoa ở ngoài da, không được dùng bằng đường uống vì tất cả các chế phẩm này đều có tinh dầu kích thích rất mạnh, có thể kích thích đường tiêu hóa, gây bỏng đường tiêu hóa…
Khi bôi dầu gió trên da cũng chỉ được bôi ở diện tích nhỏ, dùng ngón tay trỏ lấy một lượng thích hợp, bôi lên chỗ đau nhức hay vết côn trùng cắn đốt…. Không dùng nhiều hơn 4 lần trong ngày. Đặc biệt, không nên dùng thường xuyên và ngưng ngay khi cơn đau đã chấm dứt, không bôi lên niêm mạc, vùng mắt.