Sức khỏe

Tìm cách làm chậm kinh nguyệt: Nguy hiểm không ngờ

Ép kinh nguyệt đến chậm để thoái mái vui chơi, đi du lịch biển... là một cách làm phản khoa học khiến cơ thể "lãnh đủ".

Chúng ta có nhiều biện pháp để làm chậm chu kì kinh nguyệt. Một số biện pháp dân gian được lưu truyền như ăn lá mùi tây, ngậm hát tiêu, ăn súp đậu lăng hay sử dụng thuốc cảm… 

Tuy nhiên, biện pháp phổ biến được nhiều người sử dụng và tin tưởng nhất hiện nay là dùng thuốc tránh thai hàng ngày. Phương pháp làm chậm chu kì kinh nguyệt này nếu không cẩn thận có thể sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.Rối loạn chu kỳ kinh nguyệtCơ chế hoạt động của thuốc tránh thai nói chung là ngăn sự rụng trứng, làm cho chất nhầy cổ tử cung đặc lại khiến cho tinh trùng khó đi vào tử cung. 

Thuốc cũng làm cho nội mạc tử cung mỏng đi.Điều này có thể gây buồn nôn hoặc nôn, đầy bụng, chóng mặt, làm rối loạn nội tiết, khiến cho người sử dụng bị rong kinh kéo dài hoặc vô kinh. Việc rối loạn chu kì kinh nguyệt lâu dài có thể gây ra nhiều khó khăn nếu muốn thụ thai sau này. 

Đó là chưa kể, nếu uống thuốc nhiều, uống sai, không điều khiển được chu kì kinh nguyệt theo ý muốn sẽ gây ảnh hưởng tâm lý, suy sụp sức khỏe, viêm nhiễm… Việc rối loạn nội tiết cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú và buồng trứng.

Nguy cơ tắc nghẽn mạch máu

Bên cạnh nguy cơ gây rối loạn kinh nguyệt, thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai làm chậm ngày đèn đỏ còn gây ra nguy cơ đông máu, làm tắc nghẽn mạch máu vì hormone estrogen có trong thuốc tránh thai làm tăng các yếu tố đông máu II, VII, IX và X, làm tăng phân hủy fibrin và gây đông vón tiểu cầu. Chính khả năng gây đông máu này có thể dẫn đến hiện tượng thuyên tắc mạch máu. 

Mối đe dọa với người có tiền sử các bệnh về huyết áp, tim mạch

Đối với những người có tiền sử bị tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh lý gan, thận, ung thư vú, huyết khối tắc mạch, đau nửa đầu hay bị u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u vú, ung thư tử cung, việc sử dụng thuốc tránh thai làm chậm chu kì kinh nguyệt cần đặc biệt lưu ý.

Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ đối với nhóm người mắc các vấn đề trên như: giảm nồng độ hemoglobin, chảy máu tử cung, thiếu máu, suy nhược, ăn không tiêu, sốt, mất ngủ, đau chân, ra khí hư, lạnh run, viêm xoang, ngất, nhiễm siêu vi. Tác dụng phụ thường xảy ra hơn là: đau bụng hoặc cơn co tử cung, đau lưng, tiêu chảy, chóng mặt, mệt, nhức đầu, buồn nôn và nôn.

Sử dụng thuốc tránh thai làm chậm chu kì kinh nguyệt sẽ không gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu chúng ta biết sử dụng đúng và đủ. Bên cạnh đó, việc lạm dụng biện pháp này lại là nguyên nhân của rất nhiều mối đe dọa với sức khỏe cá nhân.

Tốt nhất, chúng ta nên dành thời gian lắng nghe lời khuyên của các bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi quyết định sử dụng bất kì loại thuốc nào.

aFamily

chu kì kinh nguyệt, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn đông máu, bệnh ung thư, sức khỏe giới tính


      © 2021 FAP
        1,128,954       194