Tình yêu hôn nhân

"Giặc Ngô" bên nhà chồng

Dù đã lấy chồng và có nhà riêng đàng hoàng, nhưng các "giặc Ngô" nhà chồng vẫn xấu tính, vô duyên "cắm chốt" ở nhà bố mẹ đẻ đều như vắt chanh khiến các nàng dâu không khỏi khó chịu và phải giả câm, giả điếc.

Về làm dâu nhà chồng đã 10 tháng nay, nhưng Nhung, 26 tuổi (Ba Đình, HN) không sao quen được với sự hiện diện đầy phiền phức của 2 chị chồng ở nhà chồng.
Nói về giặc bên Ngô ở nhà chồng, nàng dâu mới này kể: “Nhà chồng mình có 2 chị chồng. Dù rằng các chị đều đã lấy chồng và có nhà riêng gần đó. Nhưng chẳng hiểu sao, các chị vẫn liên tục về nhà chồng sinh hoạt hàng ngày. Cứ chiều đến là nhà mình như cái chợ khi 2 chị chồng và 5 đứa cháu cứ quây quần tắm, gội và giặt rũ. Ngày nào các chị ấy cũng thế, đến nỗi mỗi lần mình rút và gập quần áo đều phải chia làm 3 đống quần áo to đùng cho 3 nhà”. 
Tuy chưa có con cái và mới ở nhà chồng 10 tháng nay nhưng cũng vì thế mà những cuối tuần đã trở nên ám ảnh với người phụ nữ trẻ này từ bao giờ. Bởi vì: “Không cuối tuần nào là mẹ chồng không gọi con gái, con rể lên ăn cơm tập trung 1 ngày. Hàng ngày, mẹ chồng mình ăn uống rất tiết kiệm. Nhưng những dịp cuối tuần đó, bà luôn không tiếc tiền bày biện món nọ món kia. Mà bày vẽ ra như thế chỉ khổ mình và mẹ. Ai đời các chị chồng và anh rể đến nhà chỉ ngồi chơi ở phòng khách và tán phét với nhau, để mặc mẹ và em dâu dưới bếp phục vụ rồi cơm bưng nước rót bưng lên mời mọc tận miệng”.

"Giặc Ngô" bên nhà chồng 1
Nhiều khi, cả nhà chồng Nhung đi vắng hết, 2 chị chồng vẫn về và vào nhà tự tiện lục tung tủ lạnh, đồ đạc trong nhà (Ảnh minh họa)
Đã chẳng giúp đỡ việc gì nhưng các giặc bên Ngô luôn thích ăn ngon và bày vẽ món nọ món kia. Mẹ chồng Nhung lại chiều và làm theo. Thậm chí nhiều khi, cả nhà chồng Nhung đi vắng hết, chị chồng vẫn về và vào nhà tự tiện lục tung tủ lạnh, đồ đạc trong nhà: “Khó chịu nhất là khi cả nhà mình đã đi vắng, các chị ấy vẫn đến nhà. Muốn ăn gì, các chị ấy lại lục tủ lạnh. Ăn xong vứt bày bừa dưới bếp không dọn dẹp gì. Nhà cửa những lúc ấy như một bãi chiến trường. Nhiều lúc về nhà thấy cảnh đó mà thấy vô duyên và ngao ngán không tả nổi”.
Có một việc mà Nhung “dị ứng” với 2 "giặc Ngô" bên chồng nhất đó là: “Mình dị ứng nhất việc khi vợ chồng mình đã đi làm, các chị ấy đến nhà dù mình đã khóa cửa phòng riêng nhưng các chị ấy vẫn bảo mẹ chồng đưa chìa khóa mở cửa phòng. Khi ấy, 2 chị chồng cứ tự tiện mở phòng riêng của em dâu ra xem đồ đạc lộn xộn. Đã thế chị chồng còn hay tắt mắt đồ đạc những lúc mình đi vắng. Có lúc thấy cái áo chíp của em dâu lạ mắt, 2 bà cũng vác về và vẫn thản nhiên mặc như đúng rồi”.
Than thở về giặc bên Ngô, người phụ nữ này bảo: “Nghĩ mà chán quá, mới lấy chồng được gần 1 năm mà cứ ngao ngán khi ở nhà chồng. Đã xấu tính như vậy nhưng các chị chồng còn lắm mồm, hay soi mói, nói xấu mình sau lưng đủ kiểu. Nhiều khi sang nhà, thấy em dâu rán được 10 cái nem, các bà ấy cũng súy lấy 7 cá về.Hôm nào em dâu mua con vịt thì cả nhà chỉ được ăn một đĩa còn các chị ấy mang về tất. Thậm chí nhiều lúc sang, cả nồi cá kho của nhà mình còn 1 khúc đuôi, chị chồng cũng nhận mang về… Mình không đám ý kiến gì vì đó không phải của mình. Nhưng thấy các chị chồng như vậy, mình khó chịu quá, toàn phải già vờ mù câm điếc cho xong”.
Có hoàn cảnh y hệt với nhà Nhung là nhà Hoài (Hàng Bồ, HN). Dù rất khó chịu với em chồng nhưng hơn 2 năm nay, Hoài cũng chẳng dám nói ra sợ mất lòng. Nhưng thật sự, sống chung ở nhà chồng thế này, Hoài ngày nào cũng stress và tức tối.
“Em chồng mình lấy chồng được bố mẹ chồng cho một căn nhà tập thể trong ngõ cách đó 10 phút đi xe. Cũng có nhà riêng nhưng không ngày nào là em ấy không cắm chốt ở nhà chồng mình. Nhất là ngày 2 con nhà em chồng chưa đến tuổi đi học, ngày nào em cũng cắm chốt ở đây. Khi ấy, mình đi làm về ngoài phải lo ăn uống, tắm rửa cho 2 con của em ấy. Rồi 1 tuần, vợ chồng em ấy đi làm về, nếu ngại thổi cơm là lại kéo sang nhà mình ăn luôn. Tuần phải 3-4 lần như vậy. Hôm nào vợ chồng em chồng về cũng để lại một bãi chiến trường. Mình cũng nhịn và dọn dẹp vì dâu mới cũng muốn lấy lòng”.
Song từ khi phát hiện em chồng suốt ngày nói xấu sau lưng, Hoài vẫn phải nhịn nhưng ức lắm: “Ai lại, có hôm mình tắm cho con em ý xong, chưa kịp mặc quần cho thằng cháu mà cả mẹ chồng và em ấy bù lu bù loa lên bảo mình không trông cháu. Mẹ chồng mình còn bóng gió nói: ‘Nhà này là nhà của tôi nên em nó đến nhà, cô đừng giở thói này nọ’". 
Tình trạng như vậy cứ kéo dài suốt hơn 2 năm Hoài về làm dâu nhà chồng. Nhiều lần, Hoài cũng phàn nàn với chồng nhưng cũng chẳng khá khẩm hơn. Vì chồng Hoài đi suốt nên anh toàn cho "đúng là đàn bà lắm chuyện". 
“Đến giờ mình vẫn phải nhịn. Hàng ngày vẫn chăm sóc con mình và các cháu nhà em chồng dù các cháu giờ đã đi lớp song chiều về vẫn 1 tay mình tắm giặt, cho ăn uống, vẫn cặm cụi dọn nhà mỗi khi em chồng về. Nhưng hình như càng nhẫn nhịn thì em chồng càng lấn tới. Nghe giúp việc nói, hôm rồi em ấy sang còn nói xấu mình và cả chồng mình".
Stress nhất là chuyện nuôi con nhỏ của Hoài: "Chẳng hiểu sao, từ ngày có con, mẹ chồng cứ bắt mình nuôi con theo kiểu của em chồng. Mình cứ như điếc, mặc kệ thì bà giận ra mặt. Trong khi con gái bà  nuôi con còi dí vì không thấy cho con ăn uống khoa học. Chưa kể, em còn vụng về đến mức bỉm đóng ban đêm cho con mà con tè ít, sáng hôm sau em còn phơi lại bỉm để dùng tiếp cho con. Thử hỏi như vậy mình làm sao mà áp dụng theo đây”.
"Giặc Ngô" bên nhà chồng 2
"Mình đã xác định phải bỏ ngoài tai, ngoài mắt tất cả những bức xúc ấy và cố gắng kiếm tiền mua nhà riêng ở để tránh 'giặc bên Ngô'" (Ảnh minh họa)
Như chợt nhớ ra chuyện xảy ra mới đây, Hoài ngao ngán thở dài: “Mới đây, là ngày giỗ bố chồng mình. Mình nghỉ làm ở nhà làm cỗ, còn em chồng vẫn đi làm. Khi về thì em ngồi buôn chuyện và ăn xong thì đi ngủ. Vậy mà mẹ chồng mình kể với mọi người rằng toàn 1 tay con gái làm cỗ, vất vả thế nào. Rồi mới đây, mình đi công tác vài ngày thì em chồng sang nhà xỉa xói là trốn chồng con đi chơi. Trong khi nhiều lần, mình phải trông con giúp vợ chồng em vài ngày để vợ chồng đi du lịch”.
Hiện với người phụ nữ 1 con này: “Mình đã xác định phải bỏ ngoài tai, ngoài mắt tất cả những bức xúc ấy và cố gắng kiếm tiền mua nhà riêng ở để tránh 'giặc bên Ngô'. Chỉ có như thế, lâu lâu mới về vùng lũ thì mọi chuyện mới được cải thiện mất. Còn giờ phải tiếp tục 'sống chung với lũ' thôi'”.
aFamily

      © 2021 FAP
        1,212,167       651