Mì vịt tiềm được nấu cùng nhiều loại thảo mộc nên có mùi thơm và vị ngọt đặc trưng, sẽ trở thành món ăn thật ngon và còn đủ dinh dưỡng cho gia đình bạn!
Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau cho món mì vịt tiềm: - 500g thịt vịt (đùi hoặc ức) - 300g xương heo - 80g nấm đông cô - 30g thảo mộc (hoa hồi, quế, đinh hương, cam thảo) - 300g cải thìa - 80ml nước tương - 40g bột nêm - 80g đường - 5g tiêu - Gừng - Rượu trắng - Dầu ăn - Mì trứng |
|
Rửa sạch nấm đông cô và cải thìa. Cắt bỏ gốc nấm và chọn lấy phần gốc cải thìa. |
Dùng rượu trắng và gừng để khử mùi của thịt vịt. Ướp vịt với 60ml nước tương, 20g bột nêm, 60g đường, 5g tiêu khoảng 15 phút. |
|
Đặt một chiếc chảo lên bếp, cho một ít dầu vào, mở lửa lớn. Khi dầu nóng, nhẹ nhàng thả vịt vào chiên vàng lớp da. |
|
Cắt lấy 4 – 5 lát gừng. Cho gừng cùng thảo mộc vào chảo rang nóng. |
|
Rửa sạch xương heo, cho vào nồi nước đun sôi khoảng 5 phút để xương nhả bọt. Đem bỏ phần nước đó đi. |
|
Đổ 1.5 lít nước sạch cùng gừng, thảo mộc vào nồi xương, đặt lên bếp hầm khoảng 45 phút. |
|
Lược lấy nước dùng. Sử dụng phần nước dùng đó, tiếp tục hầm với thịt vịt, nấm đông cô khoảng 45 nữa, nêm thêm 20ml nước tương, 20g bột nêm, 20g đường rồi tắt bếp. |
|
Trong lúc nấu nước dùng, trụng sơ cải thìa khoảng 1 phút rồi vớt ra. |
|
Trụng mì trứng qua nước sôi khoảng 2 phút để mì mềm. Dọn mì, cải thìa ra tô, dùng chung với mì vịt tiềm. |
Thịt vịt là loại thịt bổ dưỡng vượt trội so với heo, gà, bò. Đặc biệt, theo Đông Y, nó có nhiều công dụng chữa bệnh như bổ ngũ tạng và thuỷ đạo, hỗ trợ điều trị lao phổi, bệnh tim. Mì vịt tiềm được nấu cùng nhiều loại thảo mộc càng mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho gia đình bạn.
Lưu ý:
- Sau khi khử mùi thịt vịt bằng rượu trắng và gừng, nên rửa lại nhiều lần bằng nước sạch để thịt không bám quá nhiều mùi rượu.
- Trong quá trình hầm thịt, lưu ý vớt bọt cặn để nước dùng được trong.