Sự lựa chọn giữa việc có nên công khai lần phá thai của mình hay không do hai nữ nhà văn khởi xướng đang trở thành một cuộc chiến trên mạng xã hội Twitter.
Hai nữ nhà văn Lindy West and Amelia Bonow đã khởi xướng một trào lưu “tự thú” của phụ nữ trên mạng xã hội Twitter với hashtag #ShoutYourAbortion để động viên các chị em tự tin nói ra nỗi niềm về lần phải phá thai của mình. Bắt đầu bằng một đoạn status giới thiệu trên facebook về lần phá thai của chính mình cách đây một năm, Amelia Bonow đã khiến không ít phụ nữ đứng ngồi không yên.
“Chào các bạn, tôi đã phá thai một năm trước và thường nhớ về nó với sự biết ơn không thể nào diễn tả nổi. Tôi sẽ tạm chưa nói về sự quan tâm mà tôi nhận được, mà sẽ chia sẻ một dự án mà tôi cùng với Kimberly Morrison đang thực hiện, chương trình khuyến khích phụ nữ chia sẻ về lần phá thai của mình. Rất nhiều các chị em cho rằng, nếu mình là một phụ nữ biết suy nghĩ thì phải cảm thấy buồn sau một lần có con thất bại hoặc là phải xấu hổ, hối tiếc vì đã can thiệp thủ thuật vào cơ thể. Nhưng bạn biết không, tôi cũng được nhận xét là người tốt nhưng tôi coi lần phá thai đó là niềm hạnh phúc bởi tôi đã không bị ép buộc phải làm mẹ quá sớm".
Amelia Bonow và những chia sẻ từ tận đáy lòng của mình. Cô hi vọng sẽ có thêm nhiều phụ nữ dám thổ lộ về đời tư của mình để được cảm thấy nhẹ lòng nhất. Được biết, chương trình khuyến khích phụ nữ này được thực hiện cùng với một tổ chức phi lợi nhuận ở Mỹ có tên là Planned Parenthood (Kế hoạch làm bố mẹ).
Ngay lập tức, hashtag mà Amelia khởi xướng đã thu hút được rất nhiều phụ nữ khác cùng lên tiếng. Họ cùng nói về cái lần mình buộc phải "cho ra ngoài" đứa con đồng thời giải thích lý do tại sao lại làm vậy.
Một phép so sánh được Sophia đưa ra để nói về lần phá thai năm 18 tuổi của mình: "18 tuổi chia tay bạn trai + có thai = đau khổ" và một vế khác là "Phá thai+ 3 năm sau + kết hôn + công việc ổn định = cuộc sống tốt đẹp cho con".
Còn Lindy West lại chia sẻ rằng chính thời điểm cô quyết định phá thai đã giúp công việc của cô tốt hơn và có thể chăm sóc cho những đứa trẻ mà cô ấy có bây giờ.
Lure tâm sự rằng, phá thai ở tuổi 18 sau đó hoàn thiện 2 bằng đại học và sống một cuộc sống đầy đủ. Đó là lựa chọn đúng đắn của tôi vào hoàn cảnh lúc bấy giờ.
Tôi không bao giờ hối hận vì đã phá thai lúc 22 tuổi bởi khi ấy tôi còn quá trẻ để làm mẹ.
Tuy nhiên, phong trào #ShoutYourAbortion cũng vấp phải nhiều sự phản đối từ phía người dùng mạng. Đa phần họ không đồng ý với việc phá thai rồi sau đó lại công khai kể về nó với niềm hạnh phúc tột độ.
Tài khoản Jordan Dimmitt đã dành những lời lẽ khá nặng nề để chỉ trích trào lưu mới trên mạng: "Bạn tự hào lắm khi "thiêu đốt" em bé và nhìn chằm chằm vào cơ thể không còn sự sống của em sao?"
Common thì nói: "Bất kể quan điểm về phá thai của bạn là gì nhưng chẳng có gì để khoe khoang về điều đó cả".
Đối với các trào lưu trên mạng xã hội, người dùng có quyền theo hay không bằng cách đồng ý hoặc phản đối những quan điểm được đưa ra. Còn trong cuộc sống, khi gặp cùng một vấn đề mỗi người lại có những cách hành xử khác nhau, có khi việc được nói ra với bạn này là điều hạnh phúc nhưng người khác lại chỉ muốn giữ kín trong lòng. Tuy nhiên, có một điều mà bất kỳ ai cũng nên theo đó là hãy sống đúng văn hóa, truyền thống và sự nhân văn cần phải có trong mỗi con người.