Đời sống

Bí quyết tiết kiệm chi tiêu cho đôi vợ chồng trẻ

Với mức lương khá thấp dành cho 2 vợ chồng, để có thể xoay sở cuộc sống và dành ra một khoản tiết kiệm cho tương lai, các chị em cần có chiến lượt chi tiêu hợp lý. Dưới đây là 7 tuyệt chiêu giúp quản lý thu chi gia đình trở nên “nhàn tênh”.

Tiết kiệm trước, chi tiêu sau

Với số tiền lương 5-7 triệu mỗi tháng, hãy cân nhắc tháng này nhà mình sẽ dành ra bao nhiêu để tiết kiệm, sau đó cất số tiền đó đi trước, và bắt đầu tính toán chi tiêu trên ngân sách còn lại. Ví dụ nếu mỗi tháng tiết kiệm 1 triệu, bạn sẽ còn từ 4-6 triệu, bây giờ thì hãy bắt đầu chia con số này ra để tiêu dùng cho tháng này.

Những người tiết kiệm giỏi luôn đặt mục tiêu và con số cụ thể để tiết kiệm. Ví dụ, chi tiền làm một việc lớn nào đó, dành tiền để đi du lịch, mua sắm nội thất... Nếu không có mục tiêu cụ thể người ta dễ chặc lưỡi mà tiêu lạm vào số tiền mình có.

Đặt hạn mức chi tiêu cho mỗi khoản

Tính năng Hạn mức chi tiêu trong Sổ thu chi

Có rất nhiều thứ cần mua sắm mỗi tháng cho gia đình, thường chia làm 4 mục: khoản tiền cho các sinh hoạt hàng tháng, tiền cho các mua sắm lớn, tiền dành cho giáo dục của bản thân và con cái; và số tiền dành cho các hoạt động vui chơi, giải trí hay du lịch. Để có thể kiểm soát tốt các khoản này hãy đặt hạn mức cho mỗi khoản từ đầu tháng. Đối với các khoản tiền khác nhau luôn cho vào các phong bì khác nhau ghi chú cụ thể để không tiêu lạm vào nhau. Nếu không muốn mất thời gian ghi chép hay phải đếm lại số tiền, hiện nay đã có các ứng dụng thu chi trên smartphone giúp bạn làm việc này khá đơn giản.

Tìm hiểu về ứng dụng Sổ Thu Chi MISA

Lên danh sách trước khi mua sắm

Tính năng danh sách mua sắm trong Sổ thu chi MISA
Các chị em thường có một nhược điểm là chỉ cần nhìn thấy cái gì thích là mua. Hãy cẩn trọng với điều này và cân nhắc thật kỹ về ngân sách của bạn. Để tránh việc mua hàng “không đáng có”, việc lên danh sách những thứ cần mua trước đó là rất cần thiết. Khi ra đến nơi mua như chợ hay siêu thị, bạn chỉ cần mua chính xác những gì đã ghi ra từ trước và không nên đi tới các gian hàng khác để dễ bị “xiêu lòng”.
Mua hàng tốt, đừng ham hàng rẻ

Chắc hẳn bạn sẽ thấy điều này nghe có vẻ nghịch lý vì hàng tốt thường có giá cao hơn, trong khi lại đang muốn tiết kiệm. Thực ra đây mới là cách tiêu dùng thông minh nhất. Bởi câu nói “tiền nào của nấy” thường đúng đối với hàng tiêu dùng. Ví dụ hãy so sánh một chiếc tủ lạnh với giá 15 triệu dùng được 10 năm không phải sửa chữa, với chiếc tủ lạnh giá 5 triệu, chỉ dùng được 2 năm đã bị hỏng không dùng được nữa. Rõ ràng bạn chỉ mất 1.5 triệu/năm cho chiếc thứ nhất, trong khi con số đó là 2.5 triệu/năm cho chiếc thứ 2. Đó là chưa kể về sự bực tức gặp phải trong thời gian sử dụng.

Tích cực săn khuyến mãi

Hầu hết các cửa hàng hiện nay đều tạo cho mình các cửa hàng trên mạng và đưa ra những chương trình giảm giá khác nhau để kích thích khách mua hàng. Đây chính là cơ hội để có thể dễ dàng nắm bắt thông tin và giúp bạn mua được hàng tốt với giá “hời”. Thông thường vào các ngày lễ, cuối mùa giá hàng hóa thường được khuyến mãi đáng kể, đặc biệt là mặt hàng thời trang mùa đông sẽ giảm giá ngay vào cuối mùa, bạn có thể mua để dành cho năm sau. Các cửa hàng sắp đóng cửa phải xả hàng cũng là một nguồn hàng tốt giá rẻ không phải lúc nào cũng có.

Ghi lại nhật ký chi tiêu

Ghi chép chi tiêu

Nếu bạn muốn bắt đầu thực hành quản lý tài chính cho bản thân và gia đình ngay từ bây giờ, bước đầu tiên là hãy ghi chép lại bất cứ số tiền nào mà bạn đang chi ra hay nhận được. Sau khoảng 2 tuần hay 1 tháng, bạn sẽ biết được tình hình thu chi hiện tại của mình để biết được số tiền nào đã được chi hợp lý, và khoản nào nên tiêu ít lại sau đó. Chắc hẳn bạn sẽ gặp không ít bất ngờ khi biết được cách chi tiêu hiện tại của mình.

Bạn đang quản lý số tiền của mình ra sao? Những cách nào mà bạn đang áp dụng để có thể dư dả hơn vào cuối tháng, và không lo thiếu tiền cho các khoản quan trọng cần tiêu? Hãy chia sẻ bằng cách để lại comment bên dưới nhé.

aFamily

      © 2021 FAP
        4,031,064       786