Bạn có đang căng thẳng khi ở vị trí giữa của một tổ chức? Sau đây là 5 nguyên nhân gây ra căng thẳng nhưng hiếm khi bạn để ý tới.
Trong bất kỳ một tổ chức hay đơn vị nào, vị trí lãnh đạo chỉ có duy nhất nhưng luôn có rất đông những người thuộc tầm giữa cũng muốn được đóng góp, tham gia lãnh đạo cho tổ chức. Họ là không phải là những nhân viên xuất sắc nhất nhưng cũng không phải là người đứng đầu. Điểm mấu chốt họ là những người không có hoặc ít khả năng ảnh hưởng đến người khác, từ đó khiến họ mắc kẹt trong vị trí giữa của tổ chức. Bạn có đang căng thẳng khi ở vị trí giữa tổ chức? Sau đây là 5 nguyên nhân gây ra căng thẳng nhưng hiếm khi bạn để ý tới:
1. Sự trao quyền - Cấp trên trao cho bạn bao nhiêu quyền hạn và trách nhiệm? Các đường lối rõ ràng như thế nào?
Những người đang cố gắng lãnh đạo từ vị trí giữa trong tổ chức thường gặp phải sự căng thẳng đến từ việc được trao quyền. Ở vị trí giữa thường bạn không được trọn vẹn quyền hạn cũng như ranh giới khả năng ra quyết định rất mơ hồ. Chủ trương về quyền hạn và trách nhiệm được xác định rõ ràng như thế nào tác động rất lớn tới cách bạn cảm thấy sự căng thẳng ra sao. Chủ trương càng mơ hồ, khả năng bị căng thẳng càng lớn.
Một ví dụ điển hình là các lãnh đạo cao cấp và các doanh nhân thường chịu đựng căng thẳng khi họ bước ra khỏi thế giới kinh doanh và làm tình nguyện. Khi là lãnh đạo đứng đâu, họ quen với việc quyền hạn tương xứng với trách nhiệm. Họ đề ra tầm nhìn, phương hướng và thúc đẩy mọi việc. Khi họ tình nguyện phục vụ tổ chức, họ không còn quyền hạn, họ thấy đơn điệu và tẻ nhạt với vị trí giữa của tổ chức. Nhiều người không biết phải làm gì trong hoàn cảnh đó (Điều này đặc biệt đúng khi họ có năng lực lãnh đạo giỏi hơn người đang điều hành tổ chức tình nguyện). Nhiều người phản ứng lại bằng cách cố giành quyền lãnh đạo tổ chức hoặc làm theo ý họ, một số khác bỏ cuộc và quay về thế giới mà họ biết rõ nhất.
2. Chủ động - Làm thế nào để cân bằng giữa chủ động và không vượt quá ranh giới của mình?
Những lãnh đạo giỏi hiếm khi nghĩ về ranh giới, thay vào đó họ nghĩ về những cơ hội. Họ là những người khởi xướng. Tuy nhiên khi khát khao khởi xướng việc gì đó khiến họ mở rộng trách nhiệm và phạm vi của mình. Những lần khác, khát khao đó gây ra xung đột với những người lãnh đạo họ.
Khát khao khởi xướng của bạn càng mạnh mẽ thì khả năng bị căng thẳng lại càng lớn bấy nhiêu . Nếu bạn liên tục dịch chuyển những giới hạn, bạn rất dễ làm cho những người khác bực mình. Tuy nhiên nếu bạn làm việc trong moi trường mà lãnh đạo các cấp đều được trao quyền, mọi người sẽ bỏ qua việc bạn thách thức quy trình thực hiện công việc. Tuy nhiên nếu bạn thách thức tầm nhìn hay quyền lực của các lãnh đạo, bạn sẽ chuyển từ việc bị kẹt ở giữa sang đứng ngoài và phải kiếm một công việc khác.
3. Môi trường - Điểm cốt lõi trong vai trò lãnh đạo của tổ chức và người lãnh đạo là gì?
Mỗi tổ chức có môi trường đặc trưng riêng của mình. Nếu bạn đã từng làm ở một tập đoàn lớn, sau đó làm việc cho một công ty gia đình, bạn sẽ gặp khó khăn nếu không thích nghi được. Bất kỳ tổ chức nào đều mang cá tính của người lãnh đạo. Trong một môi trường nhà lãnh đạo mang lại sự trao quyền, là nơi sự chủ động và quyền làm chủ được đè cao thì bạn càng bớt đi căng thẳng khi ở vị trí giữa.
Vì vậy, nếu đang mắc kẹt trong vị trí giữa hãy tự đánh giá môi trường của ban. Nó là môi trường tăng thêm hay giảm bớt sự căng thẳng? bạn có thể phát triển trong kiểu môi trường bạn đang sống với mức căng thẳng hiện tại không? Khía cạnh tích cực của tổ chức có nhiều hơn ảnh hưởng tiều cực của môi trường đối với bạn không? Những điều này chỉ bạn mới có thể rút ra kết luận.
4. Giới hạn công việc - Bạn biết rõ về công việc của mình và cách thực hiện nó?
Bạn đã bao giờ để ý tới mức độ căng thẳng phải trải qua khi bắt đầu một công việc mới? Công việc càng ít quen thuộc, sự căng thẳng càng lớn. Nếu bạn không biết làm nó thế nào, bạn sẽ bị cằng thẳng ngay cả khi bạn là người học nhanh và ham học hỏi. Thậm chí khi bạn biết cách làm việc rồi mà không biết mọi người trông đợi gì ở mình, bạn sẽ không có nền tảng vững chắc. Chỉ khi nào bạn thật sự nắm chắc và làm tốt công việc thì sự căng thẳng của việc ở vị trí giữa mới giảm.
5. Đánh giá cao - Bạn có thể sống thiếu danh tiếng không?
Thực tế của việc lãnh đạo từ vị trí giữa của tổ chức là bạn sẽ không được nhiều người biết tới và đánh giá cao như những lãnh đạo đứng đầu. Bạn càng khao khát có được danh tiếng và sự công nhận, bạn càng dễ nản lóng và khi phải làm việc ở vị trí giữa của tổ chức. Bạn cần tự quyết định xem mình có thể thoải mái tiếp tục ở vị trí của mình hay không.
Bài viết tham khảo từ cuốn sách The 360o Leader của tác giả John C.Maxwell.