Đời sống

Làm thiện nguyện đúng cách

“Hoạt động từ thiện" cụm từ rất quen thuộc trong cuộc sống hiện nay. Khi nói đến các hoạt động từ thiện thì bất cứ ai cũng quan tâm, nhưng không phải ai cũng hiểu ý nghĩa đích thực của việc làm từ thiện.

Thiện nguyện không chỉ có tiền và quà

Nhiều bạn trẻ nghĩ rằng muốn đi làm từ thiện phải có thật nhiều tiền. Nhiều bạn trẻ chia sẻ: “Mình cũng rất muốn làm từ thiện nhưng bây giờ mình còn nghèo, kinh tế chưa ổn định, lại không có thời gian. Đến khi nào mình ổn định hơn mình sẽ đi làm từ thiện”. Xuất phát từ suy nghĩ đó, nhiều bạn mặc định việc làm từ thiện chỉ dành cho những người giàu có và thường xuyên nói “không” với các phong trào từ thiện.

Làm thiện nguyện đúng cách 1
Làm thiện nguyện cần nhất là tấm lòng

Cũng có nhiều người nghĩ rằng việc mình mang tiền và quà tặng cho những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh thì được xem là làm từ thiện. Một trong những hình thức giúp đỡ những người khó khăn phổ biến đó là tặng quần áo cũ. Thế nhưng trên thực tế, có rất nhiều người xem việc quyên góp là cơ hội tống khứ những bộ đồ rách nát, không còn dùng nữa khiến cho việc phân loại, tiêu hủy càng trở nên nặng nề đối với các tình nguyện viên.

Hiểu về từ thiện theo cách này là hoàn toàn không đúng. Việc quyên góp quần áo không đòi hỏi quần áo mới, vì sự giúp đỡ ở đây là người có nhiều giúp người có ít, hoặc không có, hiểu nôm na là "lá lành đùm lá rách", "lá rách ít đùm lá rách nhiều", chủ yếu vẫn là tấm lòng thiện tâm là chính. Tuy nhiên, nếu gom quần áo quá rách nát, quá bẩn, không phù hợp hoặc đến mức giặt đi rồi cũng không dùng được rồi gửi cho các nhóm thiện nguyện như thể trút bỏ đống giẻ trong nhà, thì thật đáng trách. Người nhận sẽ cảm thấy sự thương hại nhiều hơn là sự chia sẻ.


Thiện nguyện từ những việc rất nhỏ nhưng bằng cả tấm lòng

Trên thực tế không phải là xây một ngôi nhà, trao tặng hàng chục triệu đồng hay mấy chục phần học bổng thì mới được gọi là làm thiện nguyện. Có rất nhiều người đã làm thiện nguyện từ những hành động nhỏ, đơn giản nhưng đầy ý nghĩa. Đó là chiếc áo ấm được trao đi giữa mùa đông giá rét. Đó là bát cháo đêm làm ấm lòng những người vô gia cư trên đường phố. Đó là bát cơm có thịt dành cho trẻ em ở những vùng cao.

Làm thiện nguyện đúng cách 2
Góp sức cho những bữa ăn có thịt cho trẻ em vùng cao là một cách làm từ thiện có ý nghĩa
Làm thiện nguyện đúng cách 3
Chỉ cần trao một bát cháo trắng cũng đủ làm ấm lòng những người vô gia cư

Đó là chiếc áo trắng được trao kịp thời trước năm học mới như câu chuyện của thầy Nguyễn Văn Cải (Phó Hiệu trưởng trường THPT Quang Trung, Củ Chi) và cô học trò nghèo Trần Ngọc Phương Linh (THPT Lương Thế Vinh, Q.1). Phương Linh sống cùng mẹ trong căn nhà thuê tạm ở P. Cầu Kho, Q.1. Nhà chỉ có hai mẹ con nhưng mấy năm nay sức khỏe mẹ Linh yếu dần do căn bệnh ung thư quái ác. Cô học trò nhỏ Phương Linh phải vừa học vừa làm mong có tiền lo thang thuốc cho mẹ. Cô bé muốn trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho mẹ và những người nghèo khó khác. Biết được hoàn cảnh của Linh, thầy Cải đã gửi đến tặng em 1 chiếc áo dài để kịp bắt đầu năm học mới và 1 áo blouse trắng nhằm động viên em vững tin hơn vào ước mơ của mình.

Làm thiện nguyện đúng cách 4
Phương Linh và thầy Cải

Câu chuyện chiếc áo trắng của thầy Cải và Phương Linh đã là niềm cảm hứng để công ty TNHH Unilever Việt Nam thực hiện dự án Quỹ “Viso - Áo trắng mới, khởi đầu mới”, trao tặng 2 tỷ đồng học bổng cho học sinh, sinh viên vượt khó học giỏi và phát động chương trình trao tặng 100.000 chiếc áo đồng phục trắng.

Bạn thấy đấy, chỉ cần một hành động nhỏ đã trở thành sức mạnh lan tỏa thành một chiến dịch lớn đầy ý nghĩa. Làm thiện nguyện thực tế không khó như bạn nghĩ, những món quà vật chất trao đi có thể nhỏ bé nhưng bằng tấm lòng chân thành bạn sẽ mang lại niềm vui lớn cho những người khó khăn.

aFamily

      © 2021 FAP
        4,297,613       476