Đời sống

Dân chung cư kinh hoàng khi mưa dông làm vỡ kính, nước bắn vào nhà như ao

Sau những ngày oi bức và nóng nực kéo dài, chiều tối ngày 4/6, một trận mưa lớn kèm gió giật mạnh đã ập đến gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân chung cư Hà Nội.

"Quá nguy hiểm khi ra đường"
Đó là câu nói mà bất cứ ai lỡ "bước chân" ra khỏi ra trong cơn mưa tối ngày 4/6 cũng phải thốt lên. Mưa dông lớn kèm theo những đợt gió giật mạnh từ khoảng 19 giờ tối ngày 4/6 đã khiến hàng loạt cây xanh bật gốc, đè lên cả ô tô, gây cản trở giao thông tại nhiều tuyến đường lớn. 
Được biết, trận mưa giông với cường độ mạnh kéo dài trong một giờ ngày hôm qua đã gây mất điện, úng ngập nhiều tuyến phố (Đường Thành, Nguyễn Văn Tố, Nghĩa Dũng, Hùng Vương, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đông Anh...). Không ít cây xanh, người đi đường bị gió quật ngã.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, lượng mưa đo được tại Xuân Đỉnh là 79 mm, Đông Anh 65 mm, Hồ Tây 40 mm. Sau đó, mưa trải rộng kéo dài khoảng 30 phút ở toàn khu vực nội thành với lượng mưa đo được tại Vân Hồ là 22 mm, Trúc Bạch 40 mm.

Tại Yên Phụ, lượng mưa đo được khoảng 22mm, song hệ thống thoát nước nhanh nên hiện tượng ngập không kéo dài lâu. Một số khu vực đang được xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đô thị hóa hoặc không có hệ thống thoát nước như đường Phạm Văn Đồng, nút Mai Dịch, Phan Văn Trường, Trần Bình gặp mưa lớn đã xảy ra úng ngập với độ sâu 0,1-0,2 m khá lâu. 
Dân chung cư kinh hoàng khi mưa dông làm vỡ kính, nước bắn vào nhà như ao 1
Rất nhiều tuyến đường ngập, cây đổ sau cơn mưa dông lớn kéo dài 1 tiếng đồng hồ (Ảnh: Kênh 14)
Dù đã trải qua song anh Trần Phương (Long Biên, Hà Nội) vẫn không quên được phút nguy hiểm tối ngày 4/6. Anh chia sẻ, 7 giờ tối anh lấy xe đi làm về nhà, đi được chừng 5 phút thì mưa dông kéo đến, cả khu phố Lê Văn Lương mất điện toàn bộ.

Mưa dồn dập hơn, nước ngập ngày càng cao, khi thấy trạm biến áp ven đường nổ thì anh mới không cố đi nữa mà dừng lại ngay trên 1 ngõ nhỏ ven đường trú mưa.

Cả 30 phút đứng lại nhìn đường phố anh thấy vô cùng sợ: “Trời thì tối om, trạm biến áp nổ, những tia lửa điện từ trạm biến áp cứ chợt tắt, chợt có, ai ai cũng sợ bị giật, rồi cây cứ đổ rạp bật gốc. Cảnh tượng vô cùng kinh hoàng”.
Không may mắn như anh Phương, trận bão vừa qua đã khiến một tài xế lái taxi tên là anh Nguyễn Hữu Dần (sinh năm 1978, quê Trường Yên, Yên Mỹ, Chương Mỹ, Hà Nội), hiện thường trú tại Minh Khai, Hà Nội tử vong. Chiếc taxi của hãng taxi này di chuyển trên đường Hùng Vương - Thanh Niên đến khu vực này thì bị cả một thân cây to đổ đè bẹp hoàn toàn phần đầu xe bao gồm cả hai ghế trước. Tài xế taxi đã tử vong, còn người khách đằng sau thì may mắn được cứu thoát. 
Qua trận mưa dông kinh hoàng này, nhiều người “gan dạ” nhất cũng phải thốt lên: “Chưa bao giờ có cảm giác sợ hãi như lúc đó”.
Kính vỡ, tường ẩm... dân chung cư khóc thét
Chị Trần Thị Duyên (sinh sống tại khu chung cư Việt Hưng, Hà Nội) chia sẻ, với chị đó không chỉ đơn giản là một cơn mưa dông mà đó phải là một cơn bão lớn thì đúng hơn. Lúc tan sở chính là lúc mưa dông gió giật kéo tới. Một vài cây atm, trụ điện ở khu vực đường Láng đổ rầm rập. Vì gió quá to “mưa như quật vào mặt khiến mình không sao thở được” nên chị quyết định không cố về mà dừng chân tại một mái hiên nhà.

Sau 1 tiếng, khi mưa ngớt, gió bớt giật, chị mới về nhà. Trên đường về, biết bao chỗ ngập khiến xe chị bị hỏng nặng. 7 giờ ra công ty, nhưng phải tới gần 10 giờ tối chị mới về tới khu mình ở. “Ở ngoài đường kinh hoàng 1 thì về nhà kinh hoàng 10. Mở cửa phòng, mình giật mình khi thấy nhà cửa tan hoang như có trộm đột nhập vậy.

Vì quên không đóng cửa sổ nên mưa bão, gió lớn về khiến tivi, chạn bát đĩa, thùng sơn, nước nằm la liệt, vương vãi, vỡ tan trên mặt sàn. Cây cối ngoài ban công thì không cánh mà bay mà tới sáng hôm sau mình mới thấy ‘xác’ mấy chậu cây nằm dưới tầng 1, cũng may là không ai bị rơi vào đầu”, chị nói.
Dân chung cư kinh hoàng khi mưa dông làm vỡ kính, nước bắn vào nhà như ao 2

Dân chung cư kinh hoàng khi mưa dông làm vỡ kính, nước bắn vào nhà như ao 3
Chị Tâm ái ngại khi nhớ lại chuyện cửa kính vỡ tung trước áp lực bão của cầu thang thoát hiểm tầng 7 CT2 (Ảnh: Quang Ngo)
Ai cũng nghĩ chỉ ra đường mới nguy hiểm song với nhiều người dân chung cư: ở nhà cũng nguy hiểm không kém. 
Vừa bỏ ra hơn 2 tỷ đồng mua căn hộ chung cư ở khu Nam Đô (Trương Định), chị Bích T. đã phải móc túi sửa thêm biết bao hạng mục nhất là sau ngày mưa bão vừa qua. “Nhà mình ở tầng 10, hôm trước đang khô ráo, đẹp đẽ vậy mà chỉ sau 1 tiếng mưa to, tường nhà mình ngấm nước, bong tróc vôi vữa. Dở một cái chỗ dột ngay dưới giường, thế là cả nhà được một đêm nằm dưới đất”.
Gia đình nhà anh Chính (sinh sống tại một khu chung cư cao cấp tại Hà Nội) nằm ở đầu hồi, anh nói “bình thường thì không sao nhưng chỉ sau một tiếng bão hoành hành, tường nhà anh bị nước xâm nhập, ẩm toàn bộ tường. Không những thế, dù đóng cửa nhưng nhà anh vẫn có nước mưa tạt vào. Mình đã nói điều này với chủ đầu tư nhưng dường như họ không quan tâm. Trong khi mùa mưa còn dài lắm, không biết bão gió có cầm cự nổi không nên chắc nay mai mình sẽ tốn tiền kha khá để sửa sang lại".
Dân chung cư kinh hoàng khi mưa dông làm vỡ kính, nước bắn vào nhà như ao 4
Chỉ sau 1 tiếng, tường nhà bị ẩm (Ảnh: NĐ)
Chị Thanh Tâm (nhà ở khu chung cư Complex, Trương Định, Hà Nội) vẫn chưa khỏi hoàn hồn sau đợt bão ngày 4/6 vừa qua. Chị kể, "khi bão đến, các thành viên trong gia đình mình đều ở trong nhà. Hơn 7 giờ, để con ăn ngoan, mình đưa con ra cầu thang thoát hiểm tầng 7 CT2A vừa ăn vừa chơi, những tưởng ở trong nhà thì an toàn, vậy mà hai mẹ con cùng mấy gia đình có con nhỏ khác đang đứng chơi thì bỗng rầm, cánh cửa to ở cầu thang thoát hiểm vỡ tung trước áp lực của bão. May sao không có ai bị thương". 
Dân chung cư gia cố nhà cửa tránh bão
Trước một thực trạng cứ mưa là ẩm, kính vỡ, tường dột... nhiều gia đình đành chi tiền đậm để gia cố nhà cửa. 
Anh Văn Tiến (chung cư Complex) chia sẻ: “Kính vỡ vô cùng nguy hiểm đặc biệt là với những gia đình có trẻ nhỏ như nhà chúng tôi. Trước tình hình mùa mưa bão này, chúng tôi quyết định bỏ ra hơn 10 triệu nâng cấp toàn bộ hệ sống cửa kính trong nhà bằng kính chắc chắn, chịu lực tốt hơn”. 
Không chỉ anh Văn Tiến mà nhiều  người dân sống tại các khu chung cư từ bình dân tới cao cấp đều lo lắng và lên kế hoạch sửa sang, gia cố lại nhà mình cho an toàn trước những cơn bão mùa hè sắp tới.
aFamily

      © 2021 FAP
        3,854,602       849