Đời sống

Độc đáo hội thi thổi cơm Thị Cấm ở thủ đô

Để tưởng nhớ tướng quân Phan Tây Nhạc, hàng năm người dân làng Thị Cấm, xã Xuân Phương (Từ Liêm, Hà Nội) mở hội chạy thi – kéo lửa – thổi cơm.

Tương truyền thời vua Hùng thứ 18, quân nhà Thục kéo đại binh sang xâm lược nước ta. Phan Tây Nhạc đại vương là bộ tướng của Tản Viên Sơn tức Sơn Tinh được vua Hùng giao cho thống lĩnh quân binh tiên phong đánh giặc. Khi đoàn quân qua làng Hương Canh, tức làng Thị Cấm ngày nay thì Hoa Dung công chúa – vợ ông cùng dân làng xin được đi theo phục vụ quân đội. Nhạc tướng quân bèn ra lệnh tổ chức nấu cơm thi để tuyển chọn người giỏi công việc hậu cần đi cùng đội quân.
Vợ tướng quân họ Phan là Hoa Dung công chúa đã không sử dụng gạo ở trong quân nhu mà truyền dân làng mang thóc ra giã lấy gạo, kéo giang tre lấy lửa và chạy ra sông Nhuệ lấy nước về nấu. Ngày nay, do nguồn nước không đảm bảo nên dân làng tổ chức người chạy thi tới khu tập thể gần đó xin nước về thổi cơm. Sau đó, đích thân tướng quân lựa chọn người có tài để phục vụ quân đội khi tham gia chiến trường.
Về sau khi chiến thắng khải hoàn, tướng quân họ Phan cùng Hoa Dung công chúa trở về địa phương truyền dạy cấy lúa, trồng cây dệt vải vì thế dân gian có câu ngạn ngữ “Sồi ải vải Canh”. Để tưởng nhớ công lao to lớn vợ chồng tướng quân Phan Nhạc và Hoa Dung, hàng năm vào ngày mùng 8 tháng giêng tết dân làng Thị Cấm mở hội thổi cơm thi. 
Độc đáo hội thi thổi cơm Thị Cấm ở thủ đô 1
Đúng 11h trưa, ban tổ chức làm lễ khai hội chạy thi – kéo lửa – thổi cơm ở làng Thị Cấm, xã Xuân Phương (Từ Liêm – Hà Nội).
Độc đáo hội thi thổi cơm Thị Cấm ở thủ đô 2
Trước khi khai hội, dân làng Thị Cấm tổ chức ca múa nhạc.
Độc đáo hội thi thổi cơm Thị Cấm ở thủ đô 3
Đạo cụ được chuẩn bị là các niêu đồng cổ được bảo tồn trong đình và các vật dụng liên quan.
Độc đáo hội thi thổi cơm Thị Cấm ở thủ đô 4
Cối, chày là hai vật không thể thiếu trong lễ hội phục vụ công tác giã gạo.
Độc đáo hội thi thổi cơm Thị Cấm ở thủ đô 5
Ban tổ chức phân chia gạo và đạo cụ đều cho bốn đội chơi chuẩn bị đến giờ khai hội.
Độc đáo hội thi thổi cơm Thị Cấm ở thủ đô 6
Một thành viên trong ban giám khảo kiểm tra chặt chẽ tránh tình trạng gian lận.
Độc đáo hội thi thổi cơm Thị Cấm ở thủ đô 7
Còn các đô kéo lửa quấn đọn rơm cẩn thận và giang tre chuẩn bị kéo lửa thổi cơm.
Độc đáo hội thi thổi cơm Thị Cấm ở thủ đô 8
Đúng 11h trưa, ban tổ chức khai hội. Bốn đội chơi nhanh chóng kéo giang tre thổi lửa sao cho nhanh nhất. Lửa phải đi kèm với khói mới được tính điểm.
Độc đáo hội thi thổi cơm Thị Cấm ở thủ đô 9
Trong khi đó, các thành viên khác giã gạo để lấy gạo. Sau khi giã, phải có người sàng sảy cho sạch tấm và vo thật kỹ cho hạt gạo trắng trước khi nấu.
Độc đáo hội thi thổi cơm Thị Cấm ở thủ đô 10
Lửa và nước được đưa về. Gạo sẵn sàng cho vào niêu. Tất cả mọi người tập trung bếp lửa nấu cơm.
Độc đáo hội thi thổi cơm Thị Cấm ở thủ đô 11
Một thành viên rót nước cơm để tránh bị nhão sau đó tiếp tục ủ than rơm cho cơm chín đều.
Độc đáo hội thi thổi cơm Thị Cấm ở thủ đô 12
Khung cảnh đốt rơm giữa đình thổi cơm.
Độc đáo hội thi thổi cơm Thị Cấm ở thủ đô 13
Trong truyền thuyết thì tướng quân họ Phan đích thân đi chấm điểm và lựa chọn những người có tài phục vụ quân đội trong chiến trận.
Độc đáo hội thi thổi cơm Thị Cấm ở thủ đô 14
Kết thúc lễ hội, ban giám khảo tuyên bố giải nhất thuộc về xóm 8, giải nhì thuộc về xóm 9.
Độc đáo hội thi thổi cơm Thị Cấm ở thủ đô 15
Sau đó, dân làng tập chung vào đình xin cơm niêu đã làm lễ để ăn cầu may mắn, bình an cho năm mới.
aFamily

      © 2021 FAP
        3,869,526       711