Chịu ảnh hưởng từ những khó khăn của nền kinh tế, nhưng không vì thế khiến không khí đi sắm đồ lễ dành cho ông Công, ông Táo bị giảm nhiệt.
Theo tín ngưỡng cổ truyền, cứ đến ngày Tết ông Công ông Táo, người Việt lại làm lễ cúng và thả phóng sinh cá vàng, cá chép để tiễn đưa ông Táo về chầu trời. Người Việt Nam tin rằng, hàng năm đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo chuyện bếp núc, và mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng và đó là ngày đặc biệt trong năm. Đến đêm Giao thừa, Táo quân trở lại hạ giới để tiếp tục công việc của mình.
Ngày 23 tháng Chạp - ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày mở đầu của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo, mọi người bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh mới, câu đối đỏ, cắm hoa xuân ở những nơi trang trọng.
Theo tục cổ truyền lại thì Táo quân gồm hai ông và một bà, tượng trưng cho chiếc kiềng 3 chân ở nhà bếp. Hầu như gia đình nào cũng đều chuẩn bị một mâm cỗ mặn, vàng mã, mua cá chép, hương hoa về làm lễ tiễn Táo quân.Tục cúng Táo quân khởi nguồn từ bếp lửa, tượng trưng cho sự ấm no, sum vầy, sung túc, cung cấp sự sống cho con người.
Hầu như gia đình nào cũng đều chuẩn bị một mâm cỗ mặn, vàng mã, mua cá chép, hương hoa về làm lễ tiễn Táo quân.Tục cúng Táo quân khởi nguồn từ bếp lửa, tượng trưng cho sự ấm no, sum vầy, sung túc cho con người. Người đời truyền miệng rằng, vì quanh năm ở trong bếp nên Táo quân biết hết mọi chuyện hay hay dở của mọi người. Vì thế, để có một năm mới tốt lành, có nhiều điều may mắn, người ta làm lễ tiễn đưa Táo quân về chầu Ngọc Hoàng với mâm cỗ trang trọng và lòng thành kính.
Có nhiều gia đình đã đi mua dần đồ cúng từ các ngày trước, nhưng cũng có nhiều người khác chờ tới đúng ngày mới đi sắm. Ngay từ sáng sớm hôm nay, các chợ đã nhộn nhịp người đi sắm Tết Ông Công, Ông Táo:
Trong ngày này, các gia đình thường cúng bánh chưng, bánh dầy và các món ăn thịnh soạn để dâng lên để tạ ơn về một năm đã qua
Bánh chưng có giá từ 40.000 đồng/chiếc
Mối quan tâm không kém đồ vàng mã là thị trường cá chép, cá vàng - loại cá thường sử dụng trong lễ cúng ông Công, ông Táo. Giá vàng có giá từ 5.000 – 10.000 đồng/con, cá chép ngũ sắc 10.000 – 15.000 đồng/con (tùy loại lớn bé)
Với ý nghĩa quan trọng, người dân đã mua sắm đồ cúng ông Công, ông Táo cách đây vài ngày, nhưng phải đúng ngày 23 tháng Chạp, thị trường mới càng trở nên sôi động. Khắp con phố lớn, ngõ nhỏ, tấp nập kẻ bán người mua.
Giá các mặt hàng vàng mã này không tăng so với mọi khi. Một bộ gồm 3 món: quần áo, mũ, giầy dép, cá chép có giá từ 50.000-100.000 đồng/bộ. Mua tại hàng rong hoặc chợ cóc, giá sẽ phải chăng hơn khi mua tại cửa hàng
Nhiều người không chỉ mua cá chép, bộ mũ áo đơn giản mà còn mua cả nhà, xe, ngựa... với số tiền không nhỏ
Trong ngày này, các mặt hàng hoa không có biến động nhiều. Hoa cúc trên phố cổ bán 20.000 đồng/10 bông (không khác so với ngày thường)
Cau có giá 12 nghìn một nhánh 3 quả
Quả phật thủ cũng là một trong những lựa chọn của người dân. Quả phật thủ có giá từ 70.000 đồng/quả
Cành đào nhỏ có giá từ 20.000 đồng/cành
Gà ta có giá 110.000-130.000 đồng/cân. Ở chợ trên phố cổ, gà cả lông là 160.000 đồng/cân
/SPAN>
Các hộ kinh doanh cá cảnh trên địa bàn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh lại tất bật vào mùa.