Đời sống

"Đệ nhất nữ quái" leo dừa miền Tây Nam bộ

Cánh đàn ông đã đặt cho bà Nguyễn Thị Mười Hai, hiện đang sống tại ấp Bờ Xe (Xã Thạnh Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) biệt danh nữ quái leo dừa. 30 năm làm nghề, hầu hết cây dừa xứ này đều in dấu chân bà.

Người đàn bà: “Ăn cơm dưới đất làm việc trên cây”...

Sinh ra trong gia đình nghèo đông con, bà là người con út nên được đặt cho cái tên Mười Hai - dễ gọi, dễ biết thứ tự. Bà không nhớ mình biết leo dừa từ bao nhiêu tuổi, chỉ nhớ rằng một lần được một người trong xóm nhờ hái dùm vài trái dừa rồi trả công. Khi mang tiền về khoe với mẹ, bà đã bị la và bị đánh một trận đòn kinh hồn.

Vốn bản tính thích bay nhảy, khi còn nhỏ cô bé Mười Hai hay trèo lên cao để ngắm dưới đất. Bà Nười Hai kể lại: “Khi 16 tuổi, không hiểu sao tôi rất thích ngồi trên cao nhìn mọi người qua lại, nhỏ như con kiến. Có lẽ vì vậy mà tôi gắn liền với cây dừa. Sau trận đánh của mẹ, nhưng tôi lại... không chừa. Những lần sau tôi hay lén hái dùm dừa người trong xóm. Sau này mẹ biết cũng không nói gì nữa”.

Ít năm sau, các anh chị đi lấy chồng, còn bà sống với mẹ. Công việc làm thuê, cuốc mướn không đủ ăn thế nên bà quyết định quay lại công việc cũ để sinh nhai: leo hái dừa thuê. Và cứ thế hằng ngày, một người con gái “liễu yếu đào tơ” phải gồng tay để bám chặt thân dừa, trèo từ gốc đến ngọn hái từng buồng một. Điều này đã làm đôi bàn tay của bà Mười Hai sần sùi, chai cứng.

Cho đến năm 24 tuổi, bà tạm ngưng công việc này để lấy chồng. “Hồi đó tui cứ nghĩ sẽ bỏ nghề để chồng nuôi, ai dè... ” - bà Mười Hai cười móm mém. Trong vài năm sinh sống chung cả hai vợ chồng tìm đủ thứ nghề nhưng vẫn không phù hợp.

Ông Lợi (chồng bà Mười Hai) cho biết: “Một quy luật bù trừ, tôi không thể nào leo cây dừa cao 4m, vô cùng sợ độ cao. Thế nhưng bà xã lại có tài leo dừa cực nhanh. Lúc đầu vợ chồng tôi nghĩ sẽ bỏ nghề, ai đâu để vợ leo dừa mất mặt đàn ông. Có lẽ cái duyên ăn cớm dưới đất làm việc trên cây đã đến với vợ chông tôi, sau này đã quyết định quay lại nghề cũ”.

 "Đệ nhất nữ quái" leo dừa miền Tây Nam bộ 1
Bà cầm nón chuẩn bị đi làm, trông bình dị và dịu dàng...

 "Đệ nhất nữ quái" leo dừa miền Tây Nam bộ 2
Có ai ngờ chỉ trong chớp mắt... bà đã leo thoắt lên cây...

 "Đệ nhất nữ quái" leo dừa miền Tây Nam bộ 3
Trong vài giây đã tới ngọn dừa... Thậm chí còn nhìn xuống để làm duyên.

 "Đệ nhất nữ quái" leo dừa miền Tây Nam bộ 4
Ung dung ngồi cắt từng buồng dừa để ném xuống.

Từ ngày vào nghề đến nay đã gần 30 năm - bà được cánh đàn ông xứ này phong "nữ quái leo dừa". Mỗi ngày bà Mười Hai trèo khoảng 50 đến 60 cây dừa. Nay khi ở cái tuổi 50 hơn, cả đôi bàn chân, tay bà cũng sần sùi chẳng kém thân cây dừa mà ngày ngày bà leo hái trái.

 "Đệ nhất nữ quái" leo dừa miền Tây Nam bộ 5
Đôi bàn tay chai sần của bà.

Mang bầu vẫn leo dừa

Trong những năm tháng “hành nghề” của mình bà gặp không ít tai nạn nghề nghiệp, nhiều phen hú vía xém chết. Bà kể: “Có lần mang bầu đứa con gái, nhưng vì ham công tiếc việc nên vẫn vác bụng leo dừa. Dù lựa những cây thấp mà leo, nhưng khi vừa leo hơn 5 mét thì đầu choáng váng, hoa mắt. Lúc tôi mở mắt dậy thì thấy nằm tại trạm xá. May mà bào thai trong bụng chẳng bị gì cả”.

 "Đệ nhất nữ quái" leo dừa miền Tây Nam bộ 6
Bà có thể nắm tàu lá, đu từ thân cây này nhảy sang thân cây khác.

Lần tai nạn thứ hai thì hi hữu hơn và thành "giai thoại", một hôm bà đang leo dừa thì trời đổ mưa vốn đã quen trèo dừa trời mưa nên bà cố gắng hái cho hết. Khi đang trên ngọn dừa thì bà bất ngờ bị sét đánh trúng. Bà rớt xuống đất, tóc cháy khét lẹt nhưng... vẫn đứng dậy bình thường. Bà cười món mém: “Sau vụ ấy mà bà con trong ấp đặt cho bà cái biệt danh là 'người đàn bà sét đánh không chết'".

“Nhiều lần leo lên gặp tổ ong, con rắn cũng “ớn” lắm nhưng do trời thương mình nên không sao hết, tôi vẫn mạnh khỏe đây nè” - bà Mười Hai chia sẻ thêm.

 "Đệ nhất nữ quái" leo dừa miền Tây Nam bộ 7
Bà vẫn vui vẻ với nghề, với cái cực nhọc.

 "Đệ nhất nữ quái" leo dừa miền Tây Nam bộ 8
Nữ quái leo dừa cũng cũng kham luôn những công việc dưới đất, như bao phụ nữ đảm đang khác.

Tuy công việc leo dừa rất khó khăn, tiền công cho mỗi 12 trái dừa chỉ vọn vẹn 6.000 đồng. Ngoài hái dừa thuê bà con làm thêm việc chăm sóc cây dừa như: gỡ hết các mo khô, dây leo, tàu dừa khô đeo bám trên ngọn dừa. Mỗi cây như thế bà được khoảng từ 10 đến 15 ngàn tuỳ theo chiều cao của cây.

Bà Mười Hai chia sẻ, còn sức khỏe, kể cả có bị... trời dánh thêm lần nữa bà cũng chưa bỏ nghề. Công việc này ngoài việc mang lại nguồn thu nhập cho cả gia đình nó còn là niềm đam mê đã ăn vào máu thịt của người phụ nữ này.

Cuộc thi PHỤ NỮ CHUẨN 10

Phụ nữ chuẩn 10 là cuộc thi do aFamily tổ chức với mục đích tôn vinh sự cầu tiến của phụ nữ Việt. 

  • Chủ đề cuộc thi: chia sẻ về những thay đổi trong cuộc sống (của mình hoặc những người phụ nữ xung quanh). Sự thay đổi đó có thể là những điều hết sức bình thường như cách vun vén gia đình, công việc nội trợ, niềm đam mê cá nhân... những thay đổi nhỏ nhưng mang lại giá trị tốt đẹp.
  • Giải thưởng:
Giải tuần: 12 giải cho 4 tuần (mỗi tuần ba giải)
03 bài viết được hay nhất trong tuần:
  • 01 Giải Nhất: 2.000.000đ tiền mặt + 01 tháng sử dụng bột giặt Ariel (tương đương 03 gói 800g bột giặt Ariel)
  • 02 Giải Nhì: 1.000.000đ tiền mặt + 01 tháng sử dụng bột giặt Ariel (tương đương 03 gói 800g bột giặt Ariel)

Giải chung cuộc: 5.000.000Đ tiền mặt + 03 tháng sử dụng bột giặt Ariel (tương đương 09 gói 800g bột giặt Ariel)


aFamily

      © 2021 FAP
        4,011,573       1,286