Euro 2016

Sẽ nghiên cứu để có cải tiến tiền polymer

Trước những ý kiến của người dân về tiền polymer bị bong tróc; tiền mệnh giá 20.000 đồng và 500.000 đồng có màu sắc giống nhau, dễ nhầm lẫn... Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có ý kiến về những vấn đề này.

Ông Nguyễn Chí Thành, Cục trưởng Cục phát hành và kho quỹ, NHNN Việt Nam chia sẻ, sau 10 năm lưu hành đồng tiền polymer, những đồng tiền đưa vào lưu thông trước đây đã trở nên quá cũ (hết một chu kỳ sử dụng), mực in bị mòn trong quá trình sử dụng, dẫn đến phai màu, thậm chí mất một phần hình ảnh, hoa văn trên đồng tiền.

Sẽ nghiên cứu để có cải tiến tiền polymer

“Để duy trì chất lượng đồng tiền trong lưu thông, NHNN đã có quy định hệ thống ngân hàng phải kiểm đếm, tuyển chọn và thu hồi những đồng tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông khi khách hàng nộp tiền vào ngân hàng và chỉ chi ra những đồng tiền đủ tiêu chuẩn. NHNN cũng quy định miễn phí thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông để khuyến khích người dân đến các ngân hàng, Kho bạc Nhà nước đổi lấy những đồng tiền tốt hơn, đủ tiêu chuẩn lưu thong” - ông Nguyễn Chí Thành nói.

Tuy nhiên, trong thực tế đời sống xã hội, vì nhiều lý do, có những đồng tiền polymer quá cũ, không đủ tiêu chuẩn lưu thông vẫn tiếp tục được sử dụng và không được nộp vào các ngân hàng để đổi loại, làm ảnh hưởng đến hình ảnh, chất lượng của đồng tiền trong lưu thông nói chung.

“NHNN mong muốn nhân dân hưởng ứng chủ trương làm sạch, đẹp đồng tiền trong lưu thông của NHNN bằng việc bảo quản, sử dụng đồng tiền hợp lý và chủ động đến các ngân hàng, Kho bạc Nhà nước để đổi lấy tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông. Qua đó, nâng cao chất lượng đồng tiền trong lưu thông nói chung” - ông Nguyễn Chí Thành nhấn mạnh.

Liên quan đến màu sắc đồng tiền 20.000 đồng và 500.000 đồng, ông Nguyễn Chí Thành cho biết màu sắc chủ đạo của 2 đồng tiền này là khác nhau. Cụ thể, 500.000 đồng là lơ tím sẫm, còn 20.000 đồng là xanh lơ đậm; khác nhau về chiều dài (chênh lệch 16mm); có số, chữ mệnh giá khác nhau và cũng khác nhau về đặc điểm nhận biết (loại 20.000 đồng có 1 cửa sổ, 500.000 đồng có 2 cửa sổ…). Tuy nhiên, trong điều kiện thiếu ánh sáng, hoặc không để ý, cũng có thể nhầm lẫn khi phân biệt màu của hai loại tiền này.

Cũng theo ông Nguyễn Chí Thành, về việc này, qua khảo sát thực tế đời sống xã hội của NHNN và lắng nghe ý kiến của nhân dân, tiếp thu, nghiên cứu để có cải tiến trong tương lai khi điều kiện cho phép. NHNN cũng đề nghị người tiêu dùng kiểm tra đồng tiền trong giao dịch để tránh những sơ suất, nhầm lẫn đáng tiếc khi sử dụng đồng tiền trong thanh toán.

“Như đề cập ở trên, màu sắc chỉ là một trong những yếu tố để phân biệt mệnh giá đồng tiền, bên cạnh kích thước, số chữ mệnh giá, đặc điểm bảo an… tùy thuộc vào cách thức phát hành tiền của mỗi nước. Ví dụ đồng Đô la Mỹ các mệnh giá từ 1-100 USD đều có màu sắc giống nhau và kích thước giống nhau” - ông Nguyễn Chí Thành nói.

Người lao động

người tiêu dùng, Kho bạc Nhà nước, hệ thống ngân hàng, thu đổi tiền, tiền Polimer, chất lượng tiền giấy, kiểm đếm, tiền không đủ tiêu chuẩn, đổi tiền,


      © 2021 FAP
        159,266       1,238