Công nghệ thông tin

Nhà công vụ: "Sau 3 tháng phải trả, không cần biết ông có nhà hay không"

(NLĐO) - Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết giá thuê nhà ở công vụ hiện nay vào khoảng 14.000-18.000 đồng/m2 và một bộ trưởng lương trên 10 triệu đồng sẽ phải trả trên 2 triệu đồng nếu thuê nhà rộng khoảng 150m2.

Ông Nguyễn Trần Nam cho biết bộ trưởng lĩnh lương hơn 10 triệu đồng, thuê nhà 150m2 như tiêu chuẩn thì phải trả hơn 2 triệu đồng.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết bộ trưởng lĩnh lương hơn 10 triệu đồng, thuê nhà 150m2 như tiêu chuẩn thì phải trả hơn 2 triệu đồng.

Tại buổi họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về việc công bố Luật Nhà ở (sửa đổi) chiều 11-12, ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, cho biết sau khi Chính phủ quyết định chuyển việc quản lý nhà ở công vụ về Bộ Xây dựng (tháng 2-2014), Bộ Xây dựng đã ban hành quy chế về quản lý nhà công vụ, và có thông tư hướng dẫn các bộ ngành, địa phương trong việc quản lý nhà ở công vụ.

“Việc hết thời hạn phải trả lại nhà công vụ không phụ thuộc vào việc anh có nhà hợp pháp hay chưa. Sau 3 tháng phải trả, đó là quy định phối hợp. Hồi xây dựng quy chế, chúng tôi đã đưa vào quy chế quy định nếu không trả nhà công vụ sẽ cưỡng chế. Thậm chí khi nhận quản lý nhà công vụ chỗ Hoàng Cầu, tôi còn đề xuất nếu không trả nhà thì sẽ cho cắt điện cắt nước, nhưng hồi đó nhiều người nói ở đó toàn lãnh đạo cả mà cắt điện, cắt nước thì thế này thế kia. Nhưng bây giờ luật đã quy định rõ ràng, sẽ cưỡng chế thu hồi nhà; sau 3 tháng phải trả, không cần biết ông có nhà hay không. Khi bàn thảo ở Quốc hội, nhiều vị đại biểu cũng đồng tình. Chuẩn bị về hưu thì phải chuẩn bị trả nhà, nếu cứ nói có nhà thì mới trả nhà công vụ thì như đồng chí lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân Tối cao nói là xử đi xử lại mãi thì gọi là án đụng trần rồi” - ông Nam nói.

Theo ông Nam, những người trả lại nhà công vụ mà chưa có nhà ở tại địa phương đó thì có thể sẽ được xem xét cho mua nhà ở xã hội. “Bộ Xây dựng đã có thông tư hướng dẫn rồi, nếu đối tượng trả nhà ở công vụ mà chưa có nhà ở, muốn ở lại địa phương đấy thì coi như được 100 điểm, được cấp phiếu mua nhà ở xã hội mà không phải lấy xác nhận, xin xác nhận gì cả,… Việc này không dính dáng gì tới việc có nhà rồi mới trả nhà công vụ cả” - ông Nam nói.

Gia đình ông Hoàng Văn Nghiên, nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội thuê biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa hết chưa tới 500.000 đồng/tháng
Gia đình ông Hoàng Văn Nghiên, nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội thuê biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa hết chưa tới 500.000 đồng/tháng

Trả lời những thắc mắc về giá thuê nhà công vụ quá rẻ mạt qua trường hợp ông Hoàng Văn Nghiên, nguyên chủ tịch UBND TP Hà Nội, thuê biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa rộng 400 m2 suốt thời gian dài nhưng chỉ hết chưa tới 500.000 đồng/tháng, ông Nam thẳng thắn: “Cúng tôi đã nói rất nhiều lần rồi. Tôi ở Hà Nội từ rất sớm, những năm 80-90, hồi mới đi làm tôi trả tiền nhà thuê rộng 16m2 ở phố Mai Hắc Đế, 1 năm chỉ có hết mấy điếu thuốc lá Sông Cầu, rất rẻ. Trước đây ở Hà Nội nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì cứ tới gần Tết là quét vôi toàn thành phố, sơn cửa xanh, quét vôi vàng rất đẹp. Nhưng sau này tiền mất giá chúng ta vẫn thu theo giá như thế, nên nói như anh Phạm Quang Nghị (Bí thư Thành ủy Hà Nội - PV) là không đủ tiền quét vôi ve, còn tôi thì nói là không đủ tiền mua mấy điếu thuốc lá. Tiền thuê của nhà nước như thế quá thấp, nhưng trước đây 30% cán bộ công chức được cấp nhà, lương thấp, rất khó khăn. Mà bản thân những người đi thu tiền nhà rất khổ, ban ngày đến thu thì họ đi làm hết, tối đến gõ cửa mới thu được; mà người vui vẻ thì nộp ngay, người khó lại khất. Có nhiều người phụ nữ đi thu tiền nhà mà không thu hết được. Theo tính toán thì tiền thu được ấy không đủ để trả lương cho người đi thu. Nhà nước không thể bao cấp được nữa, nên bỏ quét vôi, sơn cửa, còn người ở cũng không chịu bỏ tiền sửa nhà”.

Theo ông Nam từ thực tế đó mới xuất hiện Nghị định 61 bán nhà sở hữu nhà nước cho những người đang ở. “Hồi đó có chính sách thu có 40% tiền sử dụng đất thôi, lấy giá đất năm 1994; tiền nhà tính giá trị còn lại tại thời điểm bán. Ngay thời đó cũng không nhiều người muốn mua đâu, họ bảo tôi đang ở đây tại sao lại phải mua, không mua thì vẫn ở đây cơ mà. Thế rồi sau đó nhà đất lên, nhà có sổ đỏ, nên mọi người lại xúm vào mua” - ông Nam nhớ lại.

Thứ trưởng Nam cho biết hiện nay, nhà thuộc sở hữu nhà nước, nhà công vụ đã được Bộ Xây dựng ban hành thông tư hướng dẫn cách tính toán để thu tiền thuê. “Hiện nay giá thuê theo cơ chế cũng tương đối rồi. Ví dụ như nhà ở công vụ do Bộ Xây dựng đang ký hợp đồng cho các đồng chí bộ trưởng, thứ trưởng, lãnh dạo địa phương được luân chuyển lên trung ương hiện nay vào khoảng 14.000-18.000 đồng/m2, ngoài ra phải trả phí trông xe, tiền nước, tiền điện, dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu. Phí phải trả cho nhà nước không tính khấu hao nhưng phải tính phí cho bảo trì, bảo dưỡng. Như vậy nếu một người thuê một căn hộ khoảng 150m2 như tiêu chuẩn bộ trưởng đang thuê là phải trả 2 triệu rồi, mà lương bộ trưởng hơn 10 triệu thôi. Như thế không phải cao, nhưng cũng không phải thấp, tiền điện, tiền nước rõ ràng” - ông Nam nói.

Theo ông Nam, so với quy định hiện hành Luật Nhà ở (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1-7-2015 đã thu hẹp đối tượng được ở nhà công vụ. Trong đó, trường hợp là cán bộ, công chức được điều động, luân chuyển ở trung ương thì phải từ cấp Thứ trưởng và tương đương trở lên mới được ở nhà công vụ. Luật cũng quy định cụ thể khi hết tiêu chuẩn thuê nhà ở công vụ thì phải trả. Nếu không trả thì sau 90 ngày nghỉ hưu nhà nước sẽ tiến hành cưỡng chế, thu hồi.

Người lao động

Bộ Xây dựng, nhà ở xã hội, ông Hoàng Văn Nghiên, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam, nhà ở công vụ, giá thuê nhà công vụ rẻ như bèo, chiếm nhà công vụ, Nghị đ


      © 2021 FAP
        3,317,326       707