Thể thao

HLV nội, không được thôi đừng cố

Không kể 2 kỳ SEA Games đầu tiên, chập chững trở lại hội nhập quốc tế với bộ đôi HLV Nguyễn Sỹ Hiển (Thể Công) - Vũ Văn Tư (Quảng Nam - Đà Nẵng) tại SEA Games 16 Manila 1991 và Trần Bình Sự (Công an Hải Phòng) - Nguyễn Văn Vinh (Thể Công) ở Singapore 1993, bóng đá Việt Nam đã có 3 HLV nội chính thức và tất cả đều ra đi "không kèn không trống" khi hợp đồng còn chưa hết.

Không kể 2 kỳ SEA Games đầu tiên, chập chững trở lại hội nhập quốc tế với bộ đôi HLV Nguyễn Sỹ Hiển (Thể Công) - Vũ Văn Tư (Quảng Nam - Đà Nẵng) tại SEA Games 16 Manila 1991 và Trần Bình Sự (Công an Hải Phòng) - Nguyễn Văn Vinh (Thể Công) ở Singapore 1993, bóng đá Việt Nam đã có 3 HLV nội chính thức và tất cả đều ra đi “không kèn không trống” khi hợp đồng còn chưa hết.

Sau thất bại của Falko Goetz cùng U.23 tại SEA Games 2011 ở Jakarta (thua chủ nhà Indonesia 0-2 ở bán kết và thua luôn Myanmar 1-4 ở trận tranh HCĐ), cùng sức ép dư luận từ thành công của Malaysia với “thầy nội” Rajagopal (HCV 2 kỳ SEA Games liên tiếp 2009, 2011 và vô địch AFF Cup 2010), VFF quyết định “ta về ta tắm ao ta”. Không ai xứng đáng hơn HLV Phan Thanh Hùng, người dẫn dắt Hà Nội T&T giành ngôi vô địch và 2 chức á quân V.League trong 3 năm liên tiếp (trợ lý 1 chính là HLV Hoàng Anh Tuấn). Tuy nhiên ở AFF Cup 2012, tuyển Việt Nam bị loại ngay từ vòng bảng trên đất Thái Lan (đây mới là lần thứ 2 trong lịch sử giải đấu này Việt Nam không vào được bán kết). Ông Hùng từ chức chỉ sau 6 tháng cầm quân. Sau rất nhiều lời mời bị từ chối, “cân lên đặt xuống” VFF đành trao chiếc ghế nóng cho HLV Hoàng Văn Phúc, người khi ấy chỉ mới dẫn dắt các đội tuyển trẻ và chưa có thành tích gì ngoài việc vừa đưa CLB Hà Nội về nhì ở Giải hạng nhất quốc gia 2012 (nhưng phải nhường suất lên V.League cho Đồng Nai vì “cùng 1 ông chủ” với Hà Nội T&T). Không có gì ngạc nhiên tại SEA Games năm ấy (2013) ở Myanmar, U.23 Việt Nam ra về ngay sau vòng bảng.

Lại đành trở lại với “thầy ngoại”. Nhờ sự tiến cử và hỗ trợ kinh phí của Liên đoàn Bóng đá Nhật Bản, HLV Toshiya Miura đến Việt Nam. Dù làm hơn được thành tích của cả 2 đồng nghiệp Việt tiền nhiệm trước đó khi đưa đội tuyển quốc gia vào bán kết AFF Cup 2014 và U.23 đoạt HCĐ SEA Games 2015, nhưng trước sức ép của một bộ phận giới chuyên môn (cho rằng lối chơi khô cứng, thiên về thể lực không phù hợp), đặc biệt là “bầu” Đức (vì ít tin dùng các cầu thủ trẻ HAGL), ông Miura phải ra đi khi hợp đồng chỉ còn 2 tháng là hết hạn. Lại quay về với “nội”, “người được chọn” lần này, HLV Nguyễn Hữu Thắng, được không chỉ “bầu” Đức mà cả dư luận ủng hộ, nhưng phần còn lại và kết cục ra sao thì mọi người đã biết. Giờ lại râm ran duy luận, triết lý của Miura có lẽ không sai!

Đội tuyển và tình yêu, niềm tin của người hâm mộ không phải là nơi để mang ra thử nghiệm hết lần này đến lần khác. Thôi không được, đừng cố nữa!

Dương Cầm

Đồng Nai

      © 2021 FAP
        1,158,715       620