Văn hóa

Rưng rưng nhìn lại hình ảnh Hà Nội của một thời đã xa

Nghệ sỹ nhiếp ảnh Lê Vượng (sinh năm 1918) được mệnh danh là người "gom" vẻ đẹp bình dị của Hà Nội vào những bức ảnh nghệ thuật vô giá. Qua những tác phẩm của ông, Hà Nội hiện lên khá trọn vẹn cả trong nhịp sống thường nhật và trong chiều sâu văn hóa.

Nghệ sỹ nhiếp ảnh Lê Vượng (sinh năm 1918) được mệnh danh là người “gom” vẻ đẹp bình dị của Hà Nội vào những bức ảnh nghệ thuật vô giá. Qua những tác phẩm của ông, Hà Nội hiện lên khá trọn vẹn cả trong nhịp sống thường nhật và trong chiều sâu văn hóa.
Hình ảnh Hà Nội của một thời đã xa. (Ảnh: Nghệ sỹ nhiếp ảnh Lê Vượng)
Hình ảnh Hà Nội của một thời đã xa. (Ảnh: Nghệ sỹ nhiếp ảnh Lê Vượng)
Ở tuổi 98, nghệ sỹ nhiếp ảnh Lê Vượng vẫn rất say sưa khi nhớ về những ngày đầu cầm máy: “Tôi cầm máy lần đầu tiên vào năm 1936 - năm 18 tuổi. Khi đó, chiếc máy ảnh quý giá trị bằng cả mảnh đất ở Hà Nội. Giờ đây, nhìn các bạn trẻ làm việc mà tôi thèm lắm, muốn vác máy đi chụp nhưng sức khỏe không cho phép.”

Từ những năm 30 của thế kỷ trước, với chiếc máy ảnh trong tay, ông lang thang khắp Hà Nội để ghi lại nhịp sống, phong cảnh và kiến trúc của Thủ đô. Ông tâm niệm, người chụp ảnh Hà Nội là người “thư ký” cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đổi thay của Thủ đô.

Với những đóng góp của mình, ngày 8/9 vừa qua, giải thưởng “Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội lần thứ 9-năm 2016” đã vinh danh ông ở hạng mục “Giải thưởng Lớn - Vì tình yêu Hà Nội”.

Theo đánh giá của hội đồng giải thưởng, ảnh của ông không chỉ ghi lại một khoảnh khắc mà còn chất chứa rất nhiều yếu tố hội họa. Ở những tác phẩm chụp Hà Nội cũ, ông thường hướng góc máy vào những mái nhà phố cổ, một cành cây, một đường tàu điện cắt ngang phố…

Nếu chỉ nhìn qua hình thức, cảnh có vẻ tĩnh tại. Song, khi quan sát kỹ, ngoài những tư liệu giá trị về kiến trúc, những bức ảnh còn khơi gợi sự hài hòa của hình khối, của cảm xúc tạo hình trong mỹ thuật.

Cùng nhìn lại hình ảnh Hà Nội một thời đã xa do nhiếp ảnh gia Lê Vượng ghi lại:
















(VIETNAM+)

Đồng Nai

      © 2021 FAP
        594,919       803