Kinh tế

Nghị lực vượt nghèo của một cựu chiến binh

Trên đường đưa chúng tôi đi thăm gia đình cựu chiến binh (CCB) Huỳnh Văn Lập ở tổ 1, ấp Thanh Bình, xã Lộc An (huyện Long Thành), Phó chủ tịch thường trực Hội CCB xã Lộc An Nguyễn Ánh Ái đã khoe: "Trong các hội viên CCB ở xã Lộc An, ông Lập là một điển hình về ý chí vượt khó. Không chỉ biết làm giàu cho gia đình mình, ông Lập còn chia sẻ cách làm ăn với người dân và đồng đội".

Trên đường đưa chúng tôi đi thăm gia đình cựu chiến binh (CCB) Huỳnh Văn Lập ở tổ 1, ấp Thanh Bình, xã Lộc An (huyện Long Thành), Phó chủ tịch thường trực Hội CCB xã Lộc An Nguyễn Ánh Ái đã khoe: “Trong các hội viên CCB ở xã Lộc An, ông Lập là một điển hình về ý chí vượt khó. Không chỉ biết làm giàu cho gia đình mình, ông Lập còn chia sẻ cách làm ăn với người dân và đồng đội”.

Ông Huỳnh Văn Lập đang chăm sóc đàn bò sữa của gia đình.
Ông Huỳnh Văn Lập đang chăm sóc đàn bò sữa của gia đình.

Gặp ông Lập trong căn nhà xây hiện đại, trị giá tiền tỷ giữa vùng nông thôn hẻo lánh như ấp Thanh Bình, chúng tôi thật sự cảm nhận được những gì mà ông Ái giới thiệu về CCB Lập là có cơ sở.

* Không đầu hàng số phận

Trong căn chòi chứa đầy dụng cụ lao động, nhìn ra phía sau có dãy chuồng bò với hàng chục con đang trong thời kỳ cho sữa, ông Lập nói với chúng tôi, đó là tất cả những gì mà gia đình ông có được sau thời gian dài miệt mài lao động.

Nhớ lại chặng đường gian khó đã qua, ông Lập chia sẻ, ông sinh ra và lớn lên ở quận 9, TP.Hồ Chí Minh. Năm 1987, ông lên đường nhập ngũ và làm nghĩa vụ quốc tế giúp nước bạn Campuchia. Hoàn thành nhiệm vụ trở về, ông Lập đã phải căng mình bươn chải để kiếm sống qua ngày. Trên đường mưu sinh, vào năm 1997, ông quen biết và lập gia đình với cô thôn nữ xinh đẹp Trần Thị Mai, ngụ xã Lộc An.

Năm 2001, sau khi căn hộ ở quận 9 bị giải tỏa để làm đường giao thông, cầm trong tay 100 triệu đồng tiền đền bù, ông Lập đã đưa gia đình về quê vợ mua 1,5 hécta đất hết 90 triệu đồng để tăng gia sản xuất. Số tiền còn lại ông xây căn nhà tạm bợ để có nơi che mưa, tránh nắng.

Trên vùng đất mới, cuộc sống còn đầy rẫy khó khăn, ông Lập đã phải làm nhiều nghề để lo cho gia đình. Mặc dù làm ăn cật lực quanh năm nhưng cái nghèo vẫn cứ bấu víu lấy người CCB này.

Phải đến năm 2009, qua thông tin báo chí, ông Lập biết được nhiều người đã đổi đời từ nghề chăn nuôi bò sữa. Sự hấp dẫn và lợi nhuận thu được từ con bò sữa đã làm cho ông Lập say mê và ông đã bàn với vợ phải dấn thân vào nghề nuôi bò sữa.

* Giàu lên từ nghề nuôi bò sữa

Nhấp ngụm trà nóng để tăng thêm sảng khoái, ông Lập nói tiếp, lúc ấy con đường vượt khó đã có rồi, nhưng trong tay không có tiền vốn nên ông không biết xoay xở ra sao. Suy đi tính lại, ông mạnh dạn đem sổ đỏ thế chấp ngân hàng để vay 100 triệu đồng mua 3 con bò sữa đang trong thời kỳ cho sữa đem về nuôi thử.

Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông Huỳnh Văn Lập còn đóng góp, giúp đỡ, chia sẻ với cộng đồng. Là CCB, đảng viên, kiêm Bí thư Chi bộ ấp Thanh Bình, ông luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào ở địa phương, như: xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, học sinh nghèo vượt khó học giỏi...

Nhờ chịu khó học hỏi, áp dụng phương pháp chăn nuôi khoa học và chăm sóc kỹ đàn bò, đến cuối năm 2009, 3 con bò sữa ông nuôi đã sinh 3 con bò con. Niềm vui như có sức mạnh thôi thúc ông Lập tiếp tục dấn thân vào nghề nuôi bò. Ông đã bàn với vợ dành hết diện tích đất đai của gia đình trồng cỏ nuôi bò, đồng thời nghiên cứu chuyên sâu về kỹ thuật nuôi bò sữa sinh sản để nhân rộng đàn bò.

Bằng sự quyết tâm của người lính, cộng với kinh nghiệm học hỏi trong việc chăm sóc đàn bò, một năm sau đó, 3 con bò sữa nuôi lứa đầu tiên tiếp tục sinh thêm 3 bò con. Nhẩm tính trong hơn một năm rưỡi vào nghề chăn nuôi bò sữa, ông Lập đã có trong tay 9 con bò khỏe mạnh, một sự thành công mà rất nhiều người nuôi bò sữa ở địa phương mơ ước.

Ông Lập bộc bạch, tính đến nay, sau 7 năm nuôi bò sữa, ông đã có trong tay đàn bò 27 con, trong đó có 11 con đang cho sữa. Bình quân mỗi ngày, ông cung cấp cho thị trường trên một tạ sữa tươi, thu về từ 1,5-2 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, ông còn lại 800 ngàn đến 1 triệu đồng.

Việc làm ăn khấm khá đã giúp ông Lập có điều kiện “nâng cấp” cuộc sống, lo cho con cái học hành và biến ngôi nhà lá ọp ẹp ngày nào thành ngôi biệt thự khang trang với đầy đủ tiện nghi sang trọng.

Đức Việt

Đồng Nai

      © 2021 FAP
        3,988,484       667