Thời cuộc

Hành trình nuôi con một mình của người cha đơn thân

Vợ mất sau khi sinh em bé, anh Tuấn đã đi xin sữa từ các bà mẹ rồi thành lập một mạng lưới ngân hàng sữa cho các bé sơ sinh.

b16-2581-1400652963.jpg

Sau khi câu chuyện của anh Trình Tuấn (30 tuổi, sống ở quận Tân Bình, TP HCM), người cha yêu nước cõng con 18 tháng tuổi tham dự cuộc tuần hành ngày 11/5, được lan truyền, hành trình nuôi con một mình của anh được nhiều người quan tâm và chia sẻ. 

b15-2611-1400652963.jpg

Vợ mất khi mới sinh được 10 ngày do xuất huyết tử cung, một mình anh Tuấn đã tự tay chăm sóc, thay tã, vỗ về, vừa làm cha vừa làm mẹ cho thiên thần bé bỏng của mình, cô bé Nguyễn Kim Yến Nhi (mà anh thường gọi là bé Ủn).

b18-6757-1400652964.jpg

Thế nhưng, chặng đường ấy của người cha đơn thân gặp không ít khó khăn khi anh lần đầu làm cha, còn nhiều lúng túng vụng về, lại thiếu đi bàn tay của người vợ. Khó khăn bắt đầu khi con gái anh không chịu ăn sữa bột, anh Tuấn đã lên Facebook và gặp gỡ những người mẹ đang cho con bú và xin sữa cho con gái. Rất nhiều bà mẹ đã đồng ý chia sẻ dòng sữa cho bé Ủn. Câu chuyện của hai cha con anh được nhiều bà mẹ biết tới và giúp đỡ, tới mức nhiều khi tủ lạnh nhà anh Tuấn chật kín túi sữa do các mẹ ủng hộ. 

Nhớ lại khoảnh khắc quyết định nuôi con một mình, anh Tuấn chia sẻ: Quyết định đón con về cũng không phải là một quyết định dễ dàng khi tang mẹ đang trùm kín không khí gia đình. Bà nội thì còn trong trạng thái bấn loạn tinh thần, ba thì quá đau khổ và mệt mỏi sau những đêm thức trắng trong bệnh viện và trong tang mẹ. Nhưng khi nhìn con từ xa qua tấm kính của phòng NICU ba không thể cầm lòng, ba chỉ muốn đón con ngay tức khắc.

Dần ổn định sau những mất mát, anh Tuấn nảy ra ý tưởng thành lập ngân hàng sữa mẹ dành cho những em bé có hoàn cảnh giống con gái mình hoặc những bà mẹ không đủ sữa. Mạng lưới được phát triển nhanh chóng với 9.000 thành viên, trải dài khắp cả nước. 

b5-5830-1400652964.jpg

Nhớ lại khoảnh khắc quyết định nuôi con một mình, anh Tuấn tự sự với con: "Quyết định đón con về cũng không phải là một việc dễ dàng khi tang mẹ đang trùm kín không khí gia đình. Bà nội thì còn trong trạng thái bấn loạn tinh thần, ba thì quá đau khổ và mệt mỏi sau những đêm thức trắng trong bệnh viện và trong tang mẹ... Nhưng khi nhìn con từ xa qua tấm kính của phòng NICU ba không thể cầm lòng, ba chỉ muốn đón con ngay tức khắc. Bước ra khỏi phòng, ba phải bước đi thật nhanh để che giấu dòng nước mắt. Ba đã hỏi mẹ con một ngày nào đó phải nói với con như thế nào".

Quyết định đón con về cũng không phải là một quyết định dễ dàng khi tang mẹ đang trùm kín không khí gia đình. Bà nội thì còn trong trạng thái bấn loạn tinh thần, ba thì quá đau khổ và mệt mỏi sau những đêm thức trắng trong bệnh viện và trong tang mẹ. Nhưng khi nhìn con từ xa qua tấm kính của phòng NICU ba không thể cầm lòng, ba chỉ muốn đón con ngay tức khắc.

"Ngày đón con về, trên taxi chỉ có hai ba con, ba phải xoay xở thay tã khi con tè rồi dỗ khi con khóc đói. Khóc một chặp nhưng chưa được bú con đành nhét ngón cái vào mút, nhìn con ba lại chảy nước mắt. Chưa bao giờ ba thấy mình mít ướt tới vậy", người cha đơn thân chia sẻ.

b19-2391-1400652964.jpg

Bà nội và người thân muốn đón Ủn về chăm sóc nhưng anh Tuấn một mực muốn tự mình chăm sóc cho con gái bởi vấn đề chăm sóc, thay tã, cho con ăn hoàn toàn có thể học được.

[Caption] Tôi tham khảo các phương pháp chăm con của phương Tây, Nhật,& Tuy nhiên, bản thân tôi nghĩ rằng, cảm thấy điều gì tốt, phù hợp cho con và bản thân mình thì sẽ áp dụng. Tôi không nhất thiết theo phương pháp nào, tức là tiếp thu có chọn lọc. Cách chăm sóc con theo Nhật, Mỹ khác nhiều so với Việt Nam nên cũng có khi không nhận được sự đồng ý từ người thân. Ví dụ chuyện cho bé ăn, người Mỹ thường để bé tự ăn, thậm chí ăn bốc, cho trẻ đi bơi sớm, tiếp xúc thiên nhiên ngay từ bé, cho nên tôi vẫn thường đưa Ủn đi chơi khi có thời gian rỗi. Cách chăm con của người Nhật hướng đến sự tự lập nên tôi cũng rèn luyện cho con sự tự lập từ sớm, dù chưa nhiều nhưng vẫn đang kiên trì thực hiện, anh chia sẻ.

Anh tham khảo phương pháp nuôi con của Nhật, Mỹ và lựa chọn những điều phù hợp nhất để áp dụng cho bé Ủn. Người cha luôn muốn con tiếp xúc nhiều với thiên nhiên và rèn luyện khả năng tự lập ngay từ sớm.

Khi con bị ốm, anh cũng không cho dùng thuốc ngay lập tức. Bé Ủn sốt nhiều lần nhưng tôi tự hào là bé chưa phải uống viên thuốc nào. Nhiều phụ huynh không biết rằng trẻ bị sốt là phản xạ tự nhiên để chống lại bệnh tật. Khi bé sốt thì các bố mẹ nên theo dõi và khám bác sĩ có thể được tư vấn. Bản thân tôi chỉ tin tưởng khám ở những nơi không lạm dụng thuốc. Ví dụ như sốt siêu vi thường từ 3-7 ngày sẽ tự hết, chỉ có khi sốt lên đến 39 độ C hoặc mệt mỏi không chịu được thì mới dùng thuốc hạ sốt. Chú ý là không quấn quần áo quá chặt, 15-10 phút có thể dùng khăn lau nách, bẹn, cổ và chú ý kiểm tra nhiệt độ thường xuyên& Quan trọng nhất là đi khám bác sĩ khi con bạn có dấu hiệu bị bệnh, anh chia sẻ.

Tự tìm hiểu và học hỏi các kiến thức trên mạng, anh Tuấn tự hào rằng khi chăm con, anh chưa từng phải cho bé uống viên thuốc nào. Anh chia sẻ, mình chỉ tin tưởng khám ở những nơi không lạm dụng thuốc. Điều quan trọng là phải đưa con tới bác sĩ ngay từ khi mới có dấu hiệu bị bệnh và chỉ dùng thuốc khi cần thiết.

Anh luôn tận dụng mọi khoảng thời gian rỗi để ở bên con gái.

Anh luôn tận dụng mọi khoảng thời gian rỗi để ở bên con gái.

cô bé ngày đó của giờ lớn hơn nhiều rồi, không làm cho ba khóc nữa. Biết tập đánh răng, biết tự xúc ăn mặc dù mỗi bữa ăn là phải thay bài bộ đồ. Biết bye bye chào ba khi ba đi làm, biết đòi ba và biết nhõng nhẽo với ba mỗi lần bệnh.

"Cô bé ngày đó của giờ lớn hơn nhiều rồi, không làm cho ba khóc nữa. Biết tập đánh răng, biết tự xúc ăn mặc dù mỗi bữa ăn là phải thay vài bộ đồ. Biết 'bye bye' chào ba khi ba đi làm, biết đòi ba và biết nhõng nhẽo với ba mỗi lần bệnh", Trình Tuấn viết.

b4-5176-1400652965.jpg
Xem tiếp hình ảnh cha con bé Ủn đáng yêu

Nguyên Chi tổng hợp

NgoiSao.net

Hành trình nuôi con một mình của người cha đơn thân - Ngôi sao


      © 2021 FAP
        1,167,861       430