Thời cuộc

Mộ cổ hơn trăm năm tuổi giữa trung tâm Sài Gòn

Đây là một trong những ngôi mộ hợp chất có diện tích lớn và kiến trúc đẹp còn lại ở TP HCM.

co16.jpg

Nằm ở phía Tây Bắc bên trong công viên Tao Đàn (quận 1), nhìn từ đường Trương Định có thể thấy rõ tuy nhiên không phải ai cũng biết về lai lịch ngôi mộ cổ có diện tích khá lớn giữa trung tâm Sài Gòn này. 

co15.jpg

Các nhà khảo cổ học cho biết theo truyền tụng, đây là mộ ông Lâm Tam Lang người gốc Quảng Đông tự "Nguyên thất" mất vào mùa thu Ất Mão (1795) và bà Mai Thị Xã - vợ ông. Trong khi  đó, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch TP HCM cho rằng đây là Mộ cổ họ Lâm được xây dựng năm Ất Tỵ (1895). 

co2.jpg

Ngôi mộ cổ được vây quanh bởi tường rào thấp nhưng khá dày để bảo vệ. Chỉ có lối vào duy nhất là một cổng khá nhỏ, chỉ cao tầm nửa mét lại, che chắn bởi một bức tường nhỏ.

co4.jpg

Muốn vào bên trong, phải lách qua bức tường nhỏ và khom người đi qua cổng.

co5.jpg

Theo PGS Phạm Đức Mạnh - Trưởng Bộ môn Khảo cổ học, Khoa Lịch sử, ĐH KHXH và NV, ĐH Quốc gia TP HCM, mộ có cấu trúc lăng song táng, quy mô lớn. Từ bình phong hậu đến trụ cổng ngoài của ngôi mộ dài nhất 11,2 m, rộng nhất là 7,6 m. Ngoài ra, kiến trúc của ngôi mộ khép kín, cầu kỳ.

co6.jpg

Đặc biệt, mộ xây dựng bằng hợp chất, còn gọi là mộ ô dước - loại nhựa cây đặc sản của rừng Trường Sơn và nông thôn Việt Nam. Đây là loại hình mộ phổ biến trong văn hóa Việt từ thế kỷ 15 - đầu thế kỷ 20. Trên bia có đề dòng chữ mang nội dung: Mộ cha là con trai thứ ba Lâm gia. 

co7.jpg

Bia còn lại có nội dung là mộ mẹ… vợ nhà họ Lâm.

co9.jpg

Mộ cổ vẫn được nhang khói thường xuyên. Theo PGS Phạm Đức Mạnh hậu duệ đời thứ 4 của ông Lâm Tam Lang là cụ Lâm Quang Ky - Phó lãnh binh của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Phó lãnh binh Lâm Quang Ky là người đã góp phần không nhỏ trong trận chiến thắng Nhật Tảo. Hậu duệ đời thứ 7 của ông Lâm Tam Lang là ông Lâm Đình Phùng - chính là nhạc sĩ nổi tiếng Lam Phương.

co3.jpg

Sát vách tường bao bên phải còn một mộ nhỏ tương truyền là của thuộc tướng bị bại trận đã tự sát chôn theo chủ nhân mộ chính.

co12.jpg

Mộ cổ được bao bọc bởi nhiều cây lớn xung quanh. Theo Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch TP HCM, sự tồn tại của mộ cổ mang họ Lâm góp phần đáng kể cho ngành khảo cổ học và nghiên cứu khoa học về loại hình mộ cổ của Việt Nam. Tháng 4  vừa qua, UBND TP HCM đã xếp hạng Mộ cổ họ Lâm là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố để gìn giữ, bảo tồn.

 

Lê Hạnh

NgoiSao.net

Mộ cổ hơn trăm năm tuổi giữa trung tâm Sài Gòn - Ngôi sao


      © 2021 FAP
        1,168,502       458