Thế giới

Quốc hội Trung Quốc nhất trí sửa hiến pháp, mở đường cho ông Tập

Quốc hội Trung Quốc nhất trí sửa hiến pháp, mở đường cho ông Tập

 - Ảnh 1.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bỏ phiếu thông qua sửa đổi Hiến pháp vào ngày 11-3 - Ảnh: REUTERS

Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Quốc hội) Khóa XIII đã khai mạc từ ngày 5-3 và thảo luận nhiều vấn đề quan trọng của đất nước vào thời điểm Trung Quốc muốn khẳng định vị trí của mình trên toàn cầu.

Việc thảo luận và bỏ phiếu thông qua vấn đề liên quan nhiệm kỳ của lãnh đạo cấp cao được chú ý nhiều nhất bởi nó được cho là nhằm giúp Chủ tịch Tập Cận Bình lãnh đạo dài lâu.

Hãng thông tấn Reuters khẳng định thông tin từ Đại Lễ đường Nhân dân Trung Quốc ở thủ đô Bắc Kinh cho biết kết quả bỏ phiếu ngày hôm nay (11-3) cho thấy có 2 phiếu chống, 3 phiếu trắng trong tổng số gần 3.000 đại biểu có mặt.

 - Ảnh 2.

Kết quả bỏ phiếu được thể hiện trên màn hình với 2 phiếu chống, 3 phiếu trắng và 2.958 phiếu ủng hộ - Ảnh: REUTERS

Việc sửa đổi điều khoản của Hiến pháp về nhiệm kỳ của Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước Trung Quốc thực ra đã được chuẩn bị rất kỹ.

Từ hôm 4-3, tại phiên họp trù bị cho kỳ họp đầu tiên của Quốc hội, ông Trương Nghiệp Toại (Zhang Yesui) - người phát ngôn của kỳ họp thứ nhất Quốc hội Trung Quốc Khóa XIII, cho biết nhiệm vụ quan trọng của kỳ họp lần này là sửa đổi một phần Hiến pháp Trung Quốc.

Các đại biểu Quốc hội sẽ tập trung thảo luận về dự thảo sửa đổi, với mục đích "đảm bảo việc điều hành tốt đất nước cũng như đảm bảo an ninh quốc gia".

 - Ảnh 3.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) trao đổi với ông Lật Chiến Thư - Chủ tịch Đoàn chủ tịch, trước buổi bỏ phiếu thông qua sửa đổi Hiến pháp vào ngày 11-3 - Ảnh: REUTERS

Ông Trương Nghiệp Toại nhấn mạnh việc sửa đổi Hiến pháp là một sự kiện lớn trong đời sống chính trị của đất nước và là một hoạt động lập pháp quan trọng có tầm ảnh hưởng sâu rộng. 

Những nguyên tắc đối với sửa đổi Hiến pháp là nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc và phản ánh ý nguyện của người dân.

Hiến pháp đầu tiên của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thực thi năm 1954. Hiến pháp hiện hành được áp dụng từ năm 1982 và đã qua 4 lần sửa đổi vào các năm 1988, 1993, 1999 và 2004.

Hồi cuối tháng 2 đã diễn ra Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 3 khóa XIX (Hội nghị Trung ương 3) tại Bắc Kinh dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Tập Cận Bình.

Nội dung chương trình chính của Hội nghị Trung ương 3 lần đó bao gồm thảo luận Báo cáo công tác của Bộ Chính trị; nghe Báo cáo tình hình trưng cầu ý kiến trong, ngoài Đảng về dự thảo "Quyết định của Trung ương Đảng về thúc đẩy cải cách trong cơ quan Đảng, Nhà nước"; thảo luận "Phương án thúc đẩy cải cách trong cơ quan Đảng, Nhà nước"; thảo luận dự kiến nhân sự lãnh đạo Nhà nước để trình lên Kỳ họp lần thứ nhất Quốc hội Khóa XIII và dự kiến nhân sự lãnh đạo Hội nghị Chính trị Hiệp thương nhân dân (Chính hiệp) toàn quốc để trình lên Kỳ họp lần thứ nhất Ủy ban Chính hiệp toàn quốc Khóa XIII.

Trước đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc "Kiến nghị về một số nội dung sửa đổi Hiến pháp", trong đó có nội dung bãi bỏ quy định Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước chỉ được giữ hai nhiệm kỳ liên tiếp, nhằm xem xét thông qua sửa đổi Hiến pháp trong Kỳ họp lần thứ nhất Quốc hội Khóa XIII.

Sau khi công bố kiến nghị này, đại đa số cán bộ, người dân tại Trung Quốc đều bày tỏ ủng hộ "Kiến nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về một số nội dung sửa đổi Hiến pháp". 

Dư luận cho rằng việc sửa đổi Hiến pháp phù hợp với tình hình hiện nay, phù hợp thực tế của sự phát triển chủ nghĩa xã hội trong thời đại mới, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp của Đảng và nhân dân, vừa tuân theo quy luật phát triển của Hiến pháp, pháp luật.

Ông Vương Húc, Giáo sư Khoa Luật, Đại học Nhân dân Trung Quốc cho biết kể từ năm 1993 đến nay, tại Trung Quốc đã hình thành cơ chế "ba trong một" giữa các chức vụ Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương. 

Do vậy, kiến nghị sửa đổi Hiến pháp lần này của Trung ương cũng là nhằm phối hợp với cơ chế này. Ông Lưu Triệu Giai, Phó Hội trưởng Hội nghiên cứu Hong Kong – Macau toàn quốc cho rằng kiến nghị sửa đổi Hiến pháp lần này nhằm thống nhất nhiệm kỳ của lãnh đạo Đảng, Chính quyền, Quân đội, qua đó có lợi cho Trung Quốc tiến hành Ngoại giao nguyên thủ.  

Mở đường cho Mở đường cho 'kỷ nguyên Tập Cận Bình'

TTO - Đề xuất bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ chủ tịch nước và phó chủ tịch nước của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nếu được thông qua sẽ dọn đường cho việc ông Tập Cận Bình tiếp tục nắm quyền sau năm 2023.

Tuổi trẻ

      © 2021 FAP
        243,941       443