Kinh tế

Nhật Bản dùng công nghệ AI để dự đoán tội phạm

TTO - Sở cảnh sát Metropolitan (MPD) tại Nhật Bản đang xem xét việc giới thiệu một hệ thống phòng chống tội phạm sử dụng AI và dữ liệu lớn để dự đoán khi nào và ở đâu có thể xảy ra các tội ác.

Nhật Bản dùng công nghệ AI để dự đoán tội phạm - Ảnh 1.

Ảnh: THE JAPAN NEWS / ANN

Từ năm 2016, MPD đã đưa ra các biện pháp phòng chống tội phạm bằng việc khai thác dữ liệu lớn và bí mật chụp ảnh bằng camera ẩn.

Dựa trên phân tích dữ liệu lớn được tích lũy từ thông tin về các vụ án hình sự trong quá khứ, cảnh sát đã thu hẹp vị trí có nguy cơ phạm tội từ 100 đến 200 mét vuông và tăng cường tuần tra ở những khu vực đó.

Giờ đây, các công nghệ đó sẽ kết hợp hệ thống này với AI để cải thiện độ chính xác, ngăn ngừa các tội ác xảy ra và cải thiện an toàn công cộng vì cho phép cảnh sát xác định đặc điểm của những người có khả năng phạm tội, đồng thời có tác động lớn trong việc ngăn chặn tai nạn giao thông, tấn công tình dục và chống lại các tội phạm đường phố như ăn cắp hay cướp bóc.

Giáo sư Tin học Quốc gia Seiji Yamada, một chuyên gia về AI, cho biết: "Nếu cảnh sát có thể sử dụng AI để tìm hiểu chi tiết về tội phạm với kinh nghiệm của một thám tử, họ có thể dự đoán tai nạn và tội ác kết hợp khéo léo với khía cạnh phân tích của con người."

Hiện MPD đang thảo luận về việc lắp đặt hệ thống và kiểm tra các vấn đề kỹ thuật với Earth Eyes, một công ty chuyên bán thiết bị phòng chống trộm cắp dựa trên AI.

Theo đó, khi camera an ninh phát hiện các chuyển động bất thường vào màn hình thì sẽ gửi tin nhắn và hình ảnh trực quan đến điện thoại và loa của người dùng để cảnh báo hành động đáng ngờ. Earth Eyes đã bán được khoảng 1.500 sản phẩm và làm giảm tổn thất do ăn cắp từ 30% đến 60% trong năm qua.

Ngoài Earth Eyes, Fujitsu Laboratories Ltd cũng là một công ty được MPD nhắm đến và hợp tác. Công ty này chuyên phát triển AI để chống lại các cuộc tấn công mạng, có thể tự động phát hiện và thông báo nếu mã độc đã lây nhiễm vào máy tính. Mã độc sau đó sẽ được vô hiệu hóa trước khi bất kỳ thông tin nào bị đánh cắp với mức độ chính xác là 97%.

Tuổi trẻ

      © 2021 FAP
        234,952       476