Sống khỏe

Thị trường châu Á suy giảm, cổ phiếu cao su chững lại

TTO - Sau thông tin hợp đồng kỳ hạn và giá cổ phiếu cao su trên các sàn giao dịch lớn của châu Á cùng với giá trị xuất khẩu cao su 5 tháng đầu năm trong nước suy giảm, cổ phiếu ngành cao su có biển hiện chững lại trong phiên giao dịch hôm nay (15-6)

Thị trường châu Á suy giảm, cổ phiếu cao su chững lại - Ảnh 1.

Nhà đầu tư giao dịch tại sàn SSI ở quận 1 - ẢNH : TRẤN KIÊN

Tại sàn giao dịch hàng hóa TOCOM (Nhật Bản), hợp đồng kỳ hạn cao su từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2018 đồng loạt suy giảm, trong đó, hợp đồng tháng 6 giảm còn 166,5 yên/kg.

Tương tự, ở sàn SHFE (Thượng Hải), hợp đồng kỳ hạn cao su từ tháng 7 tới tháng 11 đều suy giảm. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 7 trên sàn SICOM giảm 2,1 UScent xuống còn 136,1 UScent/kg.

Gía cổ phiếu cao su trên sàn Nikkei - TOCOM Rubber trong phiên đóng cửa ngày 14-6 đạt 77,8 yên, mức thấp nhất trong suốt một tháng qua.

Thêm vào đó, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, khối lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam 5 tháng đầu năm ước đạt 424.000 tấn nhưng suy giảm 12,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

Hiện tại, cổ phiếu ngành cao su trong nước đang có biểu hiện chững lại trong phiên giao dịch hôm nay.

Cổ phiếu mạnh ngành cao su là DPR của Công ty CP Cao su Đồng Phú suy giảm suốt phiên và mất 100 đồng, còn 40.600 đồng/cổ phiếu tại thời điểm chốt phiên.

Bên cạnh đó, mã PHR của Công ty CP Cao su Phước Hòa cũng giảm 450 đồng, còn 25.400 đồng/cổ phiếu.

Trên sàn HoSE, hàng loạt mã cổ phiếu ngành cao su như TRC (Cao su Tây Ninh), CSM (Cao su Miền Nam), DRC (Cao su Đà Nẵng), HRC (Cao su Hòa Bình) đồng loạt đứng giá sau một phiên suy giảm hoặc đứng giá liền trước. 

Khối lượng và giá trị giao dịch  của các mã cổ phiếu ngành cao su khá thấp như mã mạnh DPR chỉ có hơn 2.000 cổ phiếu khớp lệnh, riêng mã HRC không nhận được bất kỳ giao dịch nào suốt hai phiên liền.

Thị trường chứng khoán hôm nay cũng chứng kiến VN Index có sự dao động dữ dội. 

Chỉ số này đỏ lửa từ giữa phiên sáng đến cuối phiên chiều nhưng đột ngột vọt tăng vào cuối phiên khớp lệnh ATO khi xuất hiện lực mua bắt đáy "khủng", lên đến 38,5 triệu cổ phiếu. 

Kết thúc phiên giao dịch trong ngày, VN Index hồi phục về vùng xanh nhưng tăng trưởng không đáng kể với 0,79 điểm, đạt 1.016,51 điểm.

Mặc dù số mã VN30 "đỏ lửa" khá nhiều, chiếm đến 1/3 tổng số mã VN30, nhưng các cổ phiếu mạnh như VCB, SSI, MSN, NVL lần lượt được khối ngoại mua ròng, đã quay đầu đỡ thị trường.

Mã VCB của Ngân hàng Vietcombank tăng 900 đồng, lên 59.000 đồng/cổ phiếu, tương tự mã SSI của Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn tăng 900 đồng, lên 33.500 đồng/cổ phiếu. 

Hai mã đầu ngành ngân hàng và chứng khoán này đều nhận được lực mua ròng gấp đôi từ khối ngoại, góp phần kéo chỉ số ngành tăng lần lượt là 1,56% và 1,04%.

Sau đại hội cổ đông bất thường ngày 14-6 với quyết định chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 1:2 để tăng vốn điều lệ lên mức 34.965 tỉ đồng, trong phiên hôm nay, mã TCB của Ngân hàng Techcombank nhận được giá trị mua ròng 88,5 tỉ đồng của khối ngoại, tăng 200 đồng, lên 105.200 đồng/cổ phiếu. 

Là cổ đông lớn sở hữu 15% cổ phiếu tại Ngân hàng Techcombank, cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan cũng tăng 500 đồng, lên 85.000 đồng/cổ phiếu, đánh dấu phiên tăng trưởng thứ ba liên tiếp.

Trong phiên hôm nay, khối ngoại vẫn tập trung giao dịch khá mạnh trên sàn HoSE, tổng giá trị mua và bán khớp lệnh đạt trên 3.500 tỉ đồng.

Giá vàng lập đỉnh mới, cổ phiếu PNJ phục hồi sau Giá vàng lập đỉnh mới, cổ phiếu PNJ phục hồi sau 'tin xấu'

TTO - Mã PNJ của Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận giữ vững đà tăng trưởng suốt phiên "bão lửa" của thị trường hôm nay (14-6), bất chấp thông tin cựu thành viên HĐQT bị khởi tố vì liên quan đến vụ án Ngân hàng Đông Á.

Tuổi trẻ

      © 2021 FAP
        1,364,959       1,118