Sống khỏe

Trung Quốc đã biết trước chuyện ngừng tập trận Mỹ - Hàn

TTO - Khoảng vài giờ trước khi ông Trump chính thức tuyên bố ngừng tập trận Mỹ - Hàn, Bắc Kinh đã thông báo tin này trong cuộc họp báo thường kỳ của họ tại Bắc Kinh.

Trung Quốc đã biết trước chuyện ngừng tập trận Mỹ - Hàn - Ảnh 1.

Binh sĩ Hàn Quốc tập trận chung với lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ tại Pohang, Hàn Quốc năm 2016 - Ảnh: AFP

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Mỹ - Hàn sẽ ngừng tập trận chung có thể gây bất ngờ với chính quyền tại Seoul và thậm chí cả với chính Lầu Năm Góc, nhưng hoàn toàn không bất ngờ với Trung Quốc.

Bất kể việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nói rằng ông đã được bàn bạc về quyết định này trước đó và "không có gì ngạc nhiên" với ông về chuyện này, song những gì diễn ra trên thực tế lại cho thấy điều ngược lại.

Quân đội Mỹ tại Seoul "chưa biết gì"

Đài CBS cho biết, thông báo về việc ngừng tập trận chung Mỹ - Hàn của ông Trump được ví như "sét đánh ngang tai" với các thành viên phái đoàn tháp tùng ông tại Singapore. 

Họ vội vàng thông tin và có thể là cả "úy lạo" thêm với các đồng minh tại Hàn Quốc, mặc dù ngay lập tức chính họ cũng chưa thể giải thích rõ việc dừng tập trận ở đây, theo như tuyên bố của Tổng thống, nên được hiểu như thế nào.

Phía Hàn Quốc rõ ràng rất sốc và ngỡ ngàng trước thông tin này. 

"Tại thời điểm này, chúng tôi cần tìm hiểu rõ ý nghĩa chính xác hay những ý định cụ thể trong các tuyên bố của ông Trump", người phát ngôn của tổng thống Hàn Quốc nêu quan điểm của chính quyền Seoul sau phát ngôn của ông Trump về việc dừng tập trận chung.

Có lẽ hơn lúc nào hết người ta hiểu vì sao Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã gần như thức trắng đêm trước ngày hội đàm thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Singapore. Một trong những điều lo lắng nhất của ông đã vừa được ông Trump công bố.

Theo báo New York Times, nhiều giờ sau tuyên bố về việc dừng tập trận chung Mỹ - Hàn tại Singapore, binh sĩ Mỹ tại Seoul cho biết họ vẫn đang trong quá trình xúc tiến chuẩn bị cho cuộc tập trận chung với Hàn Quốc vào mùa thu này.

Cuộc tập trận có tên Ulchi Freedom Guardian (Người bảo vệ tự do Ulchi - UFG) cho tới khi nào nhận được thông báo chỉ đạo cụ thể từ ban chỉ huy.

Trung tá Jennifer Lovett, nữ phát ngôn viên của lực lượng quân đội Mỹ tại Hàn Quốc, cho biết bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại Seoul "vẫn chưa nhận được chỉ đạo cập nhật về việc tiến hành hay ngừng với các hoạt động huấn luyện, trong đó bao gồm cả kế hoạch của cuộc tập trận Người bảo vệ tự do Ulchi mùa thu này".

"Chúng tôi vẫn tiếp tục công việc hiện tại của mình cho tới khi nhận được chỉ đạo mới nhất của Bộ Quốc phòng", bà Jennifer Lovett nói.

Tuy nhiên vài giờ trước khi ông Trump thông báo chính thức về quyết định dừng tập trận chung Mỹ - Hàn, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 12-6, người phát ngôn Cảnh Sảng đã phát đi thông tin cho biết ông Trump sẽ dừng các cuộc tập trận chung quân đội Mỹ - Hàn.

Sự việc này cho thấy rõ ràng đã có sự trao đổi và liên lạc rất chặt chẽ giữa phái đoàn đàm phán Triều Tiên với phía Bắc Kinh sau cuộc hội đàm thượng đỉnh Trump - KIm, và điều này cũng cho thấy rõ Bắc Kinh đánh giá đây là một sự nhượng bộ đáng kể tới mức nào.

Nhật Bản cảnh báo

Hôm nay (13-6), theo hãng tin AFP, chính quyền Nhật Bản đã phát đi quan điểm bày tỏ lo ngại sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ về việc dừng tập trận Mỹ - Hàn.

Nhật Bản cho rằng các cuộc tập trận chung của quân đội Mỹ và Hàn Quốc cũng như sự hiện diện quân sự của Washington trong khu vực là điều đóng vai trò "thiết yếu" với an ninh khu vực.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, ông Itsunori Onodera, nói: "Các cuộc tập trận và việc quân đội Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc đóng vai trò thiết yếu trong vấn đề an ninh ở Đông Á. Tôi hy vọng sẽ chia sẻ nhận thức này giữa Nhật Bản và Mỹ, hoặc giữa Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc".

Các chuyên gia an ninh cảnh báo, việc thu hẹp sự hiện diện quân đội Mỹ tại Đông Á sẽ làm thay đổi thế cân bằng quyền lực tại khu vực này trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng đẩy nhanh tốc độ tăng cường sức mạnh quân đội của họ.

Ông Itsunori Onodera khẳng định chính sách của Nhật Bản không có gì thay đổi sau hội đàm thượng đỉnh Mỹ - Triều. "Không có gì thay đổi trong chính sách duy trì áp lực của chúng tôi với Triều Tiên", ông nói.

Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản cho biết thêm nước này muốn chứng kiến nhiều hơn nữa những hành động cụ thể từ Triều Tiên trong việc ứng xử với các tham vọng phát triển hạt nhân và tên lửa của họ, đồng thời trong cả vấn đề quan hệ thiết thân hơn với Nhật Bản liên quan tới những công dân của nước này được cho là đã bị Bình Nhưỡng bắt cóc từ nhiều thập kỷ trước.

Ngày 12-6, trước sự bất ngờ của giới quan sát, sau cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, ông Trump nói rằng những cuộc tập trận quân sự chung định kỳ giữa Mỹ và Hàn Quốc sẽ dừng lại trong bối cảnh Washington và Bình Nhưỡng đang có một thỏa thuận chung.

Ông Trump cho rằng việc dừng tập trận chung Mỹ - Hàn sẽ giúp tiết kiệm cho nước Mỹ một khoản tiền lớn, và ông nghĩ nó là động thái "rất khiêu khích". Thậm chí ông Trump còn hé lộ khả năng vào một thời điểm nào đó ông muốn rút binh sĩ Mỹ khỏi Hàn Quốc, tuy nhiên không đề cập tới lộ trình thời gian của vấn đề này.

Hành trình đến cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ Triều Hành trình đến cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ Triều

TTO - Những diễn biến liên tục trong vòng 6 tháng qua đã đưa 2 nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên cùng ngồi lại với nhau bên bàn đàm phán sáng 12-6 tại Singapore.

Tuổi trẻ

      © 2021 FAP
        1,215,806       507