Sống khỏe

Vĩ thanh: 'Người phán xử' tiền truyện và khi khán giả ở chiếu dưới

TTO - Không ai cấm nhà sản xuất "thâm canh" sản phẩm của mình, nhưng với trường hợp Người phán xử tiền truyện, nhà sản xuất xem ra đã quá thực dụng.

Người phán xử' tiền truyện tập 4 đã kết thúc tuần qua sau bốn tuần miệt mài 'câu view' khán giả.

Người phán xửlà "hiện tượng" phim truyền hình của năm 2017. Bộ phim Việt hóa kịch bản Israel, đề tài xã hội đen này là một trong số ít phim truyền hình có rating ngất ngưởng của năm 2017.

Trailer phim "Người phán xử"

Người phán xử hội tụ nhiều yếu tố thu hút khán giả, được làm khá hấp dẫn, nhưng cũng có rất nhiều sạn và có xu hướng "đầu voi đuôi chuột".

Với một kịch bản có quá nhiều nhân vật, với nhiều âm mưu, thủ đoạn của các phe nhóm, dễ nhận thấy đôi khi biên kịch cũng như đạo diễn của bộ phim đã bị lạc đường.

Có rất nhiều nhân vật được giới thiệu nhưng sau đó thả nổi, xuất hiện vào những thời điểm phi lý. Có rất nhiều đoạn thừa đáng lẽ cần cắt đi nhưng lại được giữ lại để cho đủ thời lượng của bộ phim.

Dẫu vậy bộ phim vẫn được khán giả đón nhận rất tích cực, vì đây là "món" rất mới trên "mâm cơm" phim truyền hình.

Việc ra tiếp Người phán xử phần hai chắc chắn sẽ rất ăn khách, nhưng với phần một quá sức, nhà sản xuất không đủ chất liệu để làm phần hai. Thay vào đó họ làm phần tiền truyện mini.

Người phán xử phần tiền truyện chọn thời điểm trước lễ kỉ niệm đám cưới của ông trùm Phan Quân và bà vợ Hồ Thu. Câu chuyện của phần tiền truyện là hai băng Đồng "Cá Ngão" và Long "Bá Đạo" cùng tranh chấp khu mỏ Tây An đã bị ông trùm Phan Quân triệu đến để phán xử.

Vĩ thanh: Người phán xử tiền truyện và khi khán giả ở chiếu dưới - Ảnh 2.

Ông trùm Phan Quân do NSND Hoàng Dũng thủ vai.

Sau khi giết Long "Bá Đạo" ngay trong phòng xử vì làm phản, ông trùm Phan Quân đã áp đặt lệnh trừng phạt lên Đồng "Cá Ngão" khiến tên này vô cùng uất ức.

Sau vụ phán xử, nhiều chuyện đã liên tiếp xảy ra với tập đoàn Phan Thị, mà nạn nhân trực tiếp là Phan Hải. Để cuối cùng tập bốn Người phán xử tiền truyện tối qua đã "chốt" lại: ông trùm mới là kẻ thông minh nhất.

Vĩ thanh: Người phán xử tiền truyện và khi khán giả ở chiếu dưới - Ảnh 3.

Phan Hải do Việt Anh thủ vai là nhân vật trung tâm của phần tiền truyện.

Phan Quân không phải Người phán xử công bằng. Nhìn thấy mỏ Tây An có tiềm lực giúp Phan Thị trụ vững trong vòng 10 năm, Phan Quân đã âm mưu chiếm đoạt.

Thay vì phán xử công bằng, ông ta đã loại trừ Long "Bá Đạo", xử ép Đồng "Cá Ngão" khiến hắn uất ức tìm cách trả thù. Phan Quân sẵn sàng đẩy con trai Phan Hải vào nguy hiểm (trong tầm kiểm soát) để tương kế tựu kế tiêu diệt Đồng "Cá Ngão".

Trong phần tiền truyện cũng hé mở nguyên do khiến Phan Thị sụp đổ đó là nhân vật Trần Tú, đứa con nuôi đã "phản thùng" ông trùm bằng cách bắt tay với kẻ thù Thế "Chột".

Vĩ thanh: Người phán xử tiền truyện và khi khán giả ở chiếu dưới - Ảnh 4.

Những màn băng nhóm thanh toán nhau đầy ngập phần tiền truyện.

Nội dung của bốn tập phim thực chất chỉ nên cô đọng làm trong vòng một tập, nhưng đã được "bôi" ra đến bốn tập phát trong bốn tuần.

Và có lẽ để có đủ dung lượng 25 phút/tập để phát sóng và làm hài lòng Mạnh Thường Quân về mặt quảng cáo, nhà làm phim đã dành nhiều "đất" cho nhân vật Phan Hải thực hiện nhiều trò lố.

Vĩ thanh: Người phán xử tiền truyện và khi khán giả ở chiếu dưới - Ảnh 5.

Những pha nóng bỏng trong phần tiền truyện.

Phần lớn thời lượng là những màn diễu võ dương oai, phô trương lực lượng, đánh đấm vô nghĩa lý của Phan Hải, những màn tán gái, ân ái nóng bỏng của Phan Hải với người tình, những màn ăn chơi của anh ta ở khu vui chơi giải trí (của Mạnh Thường Quân đầu tư cho phim)…

Có những nhân vật sinh ra chỉ để làm cảnh, như nhân vật nữ quái do Vân Dung thủ vai. Dù được quảng cáo về mức độ "nguy hiểm" từ đầu, nhưng đến tập cuối khán giả chỉ một nữ quái Vân Dung đấu khẩu suốt bốn tiếng đồng hồ với Phan Hải và đánh nhau bằng… hoa quả.

Vĩ thanh: Người phán xử tiền truyện và khi khán giả ở chiếu dưới - Ảnh 6.

"Nữ quái" Vân Dũng chủ yếu đấu khẩu và khi đánh nhau dùng hoa quả.

Phần tiền truyện bị pha loãng bởi những màn mô trương thanh thế giữa các băng nhóm, những màn đánh đấm bát nháo, đấu khẩu vô vị, thậm chí cả cảnh nóng.

Để câu khách, những yếu tố bạo lực, tình dục đã được đẩy lên mạnh hơn cả phần đầu nhưng được làm nhẹ bớt đi bằng cách hài hóa.

Vĩ thanh: Người phán xử tiền truyện và khi khán giả ở chiếu dưới - Ảnh 7.

Đan Lê đóng vai Diễm My vợ của Phan Hải.

Suốt bốn tập phim, khán giả còn được xem no nê bối cảnh một tổ hợp vui chơi giải trí (của Mạnh Thường Quân), được nghe nhân vật nói về khu vui chơi này. Nhưng chưa đủ, họ còn liên tục phải nhìn thấy logo của tập đoàn sở hữu khu vui chơi giải trí không ngừng nhấp nháy trên màn hình.

Sau bốn tuần bỏ thời gian ra xem phim, cái mà khán giả thu về được là cảm giác bị logo của doanh nghiệp ám ảnh, trí nhớ về khu tổ hợp vui chơi giải trí mà Phan Hải đã dẫn dắt họ đi từ tập một đến tập bốn.

Khán giả trong trường hợp này đang được thụ hưởng một sản phẩm giải trí thực dụng và là người góp phần làm tăng giá trị cho những quảng cáo lộ liễu trong phim.

Người phán xử tiền truyện: xíu hài, xíu hành động và toàn… quảng cáo Người phán xử tiền truyện: xíu hài, xíu hành động và toàn… quảng cáo

TTO - Người phán xử tiền truyện vừa kết thúc. Nhiều khán giả xem ngơ ngác hỏi: không biết thật sự phim đang nói điều gì?

Tuổi trẻ

      © 2021 FAP
        1,403,415       392