Sống khỏe

Ra tự truyện 'Phút 89', Công Vinh có đáng bị ném đá?

TTO - Theo Th.s Phạm Văn Chung, thể loại tự truyện là những lời tự sự, miêu tả về những gì nhân vật đã trải nghiệm, nên khó phân biệt, quy về tính đúng sai. Vì vậy, xin người hâm mộ đừng vội vàng ném đá Công Vinh qua tự truyện 'Phút 89'.

Ra tự truyện Phút 89, Công Vinh có đáng bị ném đá? - Ảnh 1.

Làng thể thao mấy ngày qua xôn xao bàn tán chuyện Công Vinh ra tự truyện "Phút 89". Đây là số ít không chỉ trong giới cầu thủ bóng đá mà trong làng thể theo Việt Nam có VĐV ra tự truyện. 

Tuy vậy, điều khiến dư luận đặc biệt chú ý là các tranh cãi, ý kiến cho rằng Công Vinh cố ý thêm thắt, xúc phạm, bôi nhọ, vu khống người khác…

Người xưa có câu "ở trong chăn mới biết có rận". Vì thế chỉ có những người trong cuộc mới biết rõ câu chuyện mà Công Vinh kể có đúng hay sai và họ biết phải làm gì để bảo vệ mình. 

Hơn nữa những "lùm xùm" liên quan đến làng bóng đá gần đây thì không ai dám chắc rằng những "mảng tối" mà Công Vinh kể là không có thật. 

Như ý kiến một nhà báo cho rằng trong cuốn sách này "có rất nhiều phần đời của người Việt Nam", do đó không nên vội vàng quy kết, "ném đá" lên án Công Vinh.

Việc "vạch áo cho người xem lưng" xưa nay được xem bị coi là không đứng đắn, thiếu chuẩn mực, không được phép, thậm chí bị cho là đi ngược lại truyền thống, đạo đức! 

Theo tôi, đây là quan điểm lỗi thời, không nên tồn tại trong xã hội văn minh ngày nay. Bởi vì, che đậy những điều xấu xa, cái ác, cái bất cập (nếu có) thì đó là mới chính là tội ác, điều cần phải lên án!

Có một chân lý vẫn tồn tại, hằn sâu trong tâm trí nhiều người Việt là "sự thật, mất lòng". 

Vì vậy, mỗi khi đụng chạm đến lợi ích hoặc uy tín của ai đó, nhất là những người nổi tiếng, có ảnh hưởng hoặc được coi là thần tượng thì lập bị dư luận xã hội lên án, "ném đá" dữ dội mà không cần biết đúng, sai!

Nghịch lý là vậy, nên đến lúc nào đó nếu sự thật được phơi bày, thần tượng bị "sụp đổ" thì những người "vạch trần", tố cáo hành vi sai trái của các "thần tượng"  mới được "minh oan" như vụ Minh Béo, vụ Phạm Anh Khoa…

Theo tôi, dư luận nên nhìn nhận vấn đề này hết sức thận trọng, khách quan và bình tĩnh. Trước hết hãy để những người trong cuộc giải quyết vấn đề của họ, tuyệt đối không nên gây sức ép hoặc "hùa" theo bên nào.

Bởi vì, hơn ai hết Công Vinh và các cộng sự giúp anh ra cuốn tự truyện này hiểu rằng việc nói xấu, "vu khống" người khác sẽ phải đối diện với hậu quả rất tiêu cực cả về danh dự lẫn trách nhiệm pháp lý.

Dư luận không nên vội vàng kết luận, quy kết rồi lên án, "ném đá" Công Vinh thế này, thế nọ. Đặc biệt với những ghi chép, tự truyện như thế này cần phải được khuyến khích, ủng hộ, nhất là với những vận động viên là tấm gương về nghị lực, tự mình vươn lên như Công Vinh. 

Cũng nói thêm rằng, thể loại tự truyện là những lời tự sự, miêu tả về những gì nhân vật đã trải nghiệm, đi qua theo quan điểm của nhân vật nên khó phân biệt, quy về tính đúng sai.

Là người hâm mộ bóng đá, bạn nhận xét thế nào về tự truyện "Phút 89" của Lê Công Vinh? Theo bạn, việc Công Vinh ra tự truyện đề cập đến những góc khuất trong nghề có phải là "vạch áo cho người xem lưng"? Hãy chia sẻ với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc email: dandt@tuoitre.com.vn. Cảm ơn bạn!

Nên tập thói quen đưa nhau ra tòa Nên tập thói quen đưa nhau ra tòa

TTO - Một bạn đồng nghiệp trẻ nói với tôi: "Công Vinh nhắc đến tên anh trong cuốn tự truyện Phút 89 mà nói trống không là Huy Thọ chứ chẳng có đại từ nhân xưng gì cả"!

Tuổi trẻ

      © 2021 FAP
        1,317,958       1,576