Sống khỏe

'Chợ' nợ xấu hoạt động sôi động như thế nào?

TTO - Một tháng sau khi VAMC “nổ phát súng” đầu tiên siết nợ cao ốc Saigon One Tower, hàng loạt ngân hàng đã công bố đấu giá tài sản thế chấp để xử lý nợ xấu, tạo nên một chợ mua bán nợ xấu khá sôi động với tiền tươi thóc thật.

Chợ nợ xấu hoạt động sôi động như thế nào? - Ảnh 1.

Tòa nhà Saigon One Tower xây dựng dở dang đang được xử lý nợ để thu hồi vốn và tiếp tục hoàn thiện - Ảnh: HỮU THUẬN

"Chợ" nợ xấu đang ngày càng sôi động sau khi cơ chế mua bán nợ mới với Nghị quyết 42 được kích hoạt và Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) "ra tay".

Nhiều "con nợ" lớn lộ diện

Thị trường một phen xôn xao trước thông tin VAMC tìm kiếm đơn vị thẩm định giá tài sản đảm bảo khoản nợ xấu của nhóm Công ty Hoàn Cầu tại Sacombank, một bước chuẩn bị đưa khối tài sản trên ra "chợ" để đấu giá. 

Hồ sơ cho thấy tài sản đảm bảo của nhóm Công ty Hoàn Cầu với khoản nợ đã vay là 8 quyền sử dụng đất, tổng diện tích 51.454m2 tại phường Tân Thuận Tây và phường Bình Thuận, quận 7 (TP.HCM). Tổng giá trị định giá khi cho vay của các lô đất trên là 2.418 tỉ đồng.

Tuy nhiên, dự án này đã trở thành nợ xấu và buộc Sacombank phải bán nợ cho VAMC vào ngày 31-8-2017.

Chợ nợ xấu hoạt động sôi động như thế nào? - Ảnh 2.

Khoản nợ của Công ty TNHH gốm xây dựng Bá Đạc được VAMC mua lại từ VietinBank vào giữa tháng 9 cũng sắp được đem ra bán đấu giá vào ngày 10-10, với mức khởi điểm 53 tỉ đồng.

VAMC cũng đang rốt ráo tiến hành các thủ tục để xử lý tài sản đảm bảo là cao ốc Saigon One Tower mới được xiết nợ hồi tháng 8. Động thái mới nhất là yêu cầu các tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan liên hệ với VAMC để cung cấp thông tin và phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh.

Chợ nợ xấu hoạt động sôi động như thế nào? - Ảnh 3.

Ghi nhận của Tuổi Trẻ cho thấy tại các ngân hàng thông tin bán đấu giá tài sản đảm bảo ngày một dồn dập hơn. 

Tính từ đầu tháng 9 đến nay, Techcombank đã công bố thu giữ 55 tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Tài sản thế chấp rất đa dạng, từ quyền sử dụng đất đến xe hơi, dây chuyền sản xuất, nhưng phổ biến nhất vẫn là bất động sản.

Vietcombank và Agribank cũng liên tiếp phát đi các thông tin phát mãi tài sản thế chấp. 

Chỉ tính từ ngày 12-9 đến nay, Vietcombank đã đưa gần 30 tài sản ra phát mãi. Trong khi đó, Agribank song song với việc rao bán tài sản, lựa chọn tổ chức đấu giá còn thông báo thu giữ nhiều tài sản thế chấp.

Trung tâm xử lý nợ của Sacombank cũng liên tục cập nhật danh sách tài sản cần thanh lý. 

Qua thông tin từ các ngân hàng  nhiều "con nợ" lớn đã lộ diện, giúp thị trường có cái nhìn toàn cảnh hơn về nợ xấu, điều mà trước đây khó tiếp cận. 

Ngân hàng hi vọng đi chợ về có "tiền tươi"

Cuối tháng 9, Sacombank và VAMC đã ký thỏa thuận hợp tác về xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng của Sacombank đã bán cho VAMC trên cơ sở các quy định tại nghị quyết 42. 

Ông Dương Công Minh, chủ tịch hội đồng quản trị Sacombank, cho biết trước mắt trong năm nay, hai bên xem xét bán nợ theo giá thị trường với mục tiêu khoảng 1.000 tỉ đồng, Sacombank lấy tiền thật về để kinh doanh thay vì nhận trái phiếu. 

ong-duong-cong-minh-1-crop-1506380995186

Trước mắt, trong năm nay, hai bên xem xét bán nợ theo giá thị trường với mục tiêu khoảng 1.000 tỉ đồng. Sacombank lấy tiền thật về để kinh doanh thay vì nhận trái phiếu.

Ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Sacombank.

Đây là điểm mới, vì từ trước đến nay VAMC chủ yếu mua nợ bằng trái phiếu.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đoàn Văn Thắng, Tổng giám đốc VAMC, cho biết Sacombank là một trong những trường hợp đầu tiên được VAMC mua nợ bằng tiền, cụ thể là với khoản nợ của nhóm Công ty Hoàn Cầu. 

Ngoài ra, VAMC cũng mua một khoản nợ trị giá 176 tỉ đồng và được đảm bảo bằng bất động sản tại Bình Dương của VietinBank. 

Theo ông Thắng, việc mua nợ bằng tiền thật chỉ áp dụng với những khoản nợ khả thi và cũng giới hạn vì hiện vốn điều lệ của VAMC rất hạn hẹp, dự kiến năm 2018 mới lên 5.000 tỉ đồng. 

Tuy nhiên, theo ông Thắng, những khoản nợ VAMC đã mua bằng trái phiếu vẫn có khả năng được chuyển thành mua bằng tiền mặt nếu VAMC xét thấy khả thi.

Muốn chợ đông phải chứng khoán hóa nợ

Dù nghị quyết 42 của Quốc hội đã tạo bước ngoặt lớn, giúp thúc đẩy tiến trình xử lý nợ xấu, tuy nhiên theo các chuyên gia, cần thêm các công cụ để có thể giúp xử lý nợ xấu nhanh hơn nữa cũng như thu hút dòng tiền từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Phó tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần lớn cho rằng phía nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến thị trường này, nhưng hiện họ đang gặp phải vướng mắc về sở hữu, do vậy để mua bán nợ nhanh, khoản nợ phải được chứng khoán hóa. 

Điều đó có nghĩa là một khoản nợ sau khi được định giá sẽ được phát hành cổ phần và đưa lên sàn giao dịch mua bán nợ xấu. Đây là một sàn hoạt động như sàn chứng khoán, ai muốn cũng có thể mua được. 

Còn hiện nay, theo vị phó tổng giám đốc kể trên, nhiều khoản nợ được đem ra bán có giá trị rất lớn, do vậy không phải nhà đầu tư nào cũng tiếp cận được.

Chợ nợ xấu hoạt động sôi động như thế nào? - Ảnh 6.

Sẽ "xử" 9.000 tỉ nợ xấu trong 3 tháng

Từ đầu năm 2017 đến nay, VAMC đã xử lý được khoảng 13.000 tỉ đồng nợ xấu, đạt gần 60% mục tiêu đề ra trong năm nay. Trong 3 tháng cuối năm, nơi này phải xử lý khoảng 9.000 tỉ đồng nợ xấu nữa.

Ông Thắng cũng khẳng định VAMC đang khẩn trương tiến hành các thủ tục để có thể đưa các tài sản VAMC đã thực hiện thu giữ hoặc được bàn giao như Saigon One Tower, khoản nợ của nhóm Công ty Hoàn Cầu... ra bán đấu giá từ nay đến cuối năm.

Tuổi trẻ

      © 2021 FAP
        1,369,471       363