Sống khỏe

Lá thư âm nhạc: Cứ sai đi vì cuộc đời cho phép

TTO - Âm nhạc là điều dễ tìm được sự đồng cảm và chia sẻ. Qua giai điệu, nhịp điệu, phần lời, người nghe tìm thấy được mình trong bài hát. Người nghe châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ chú ý nhiều đến phần lời và giai điệu.

Lá thư âm nhạc: Cứ sai đi vì cuộc đời cho phép - Ảnh 1.

Các cây viết nhạc trẻ có những lời ca khúc tạo được hiệu ứng lan tỏa, từ trái qua: Kai Đinh, Tiên Tiên, Tiên Cookie - Ảnh: GIA TIẾN, Facebook nhân vật

Không khó để dẫn ra rất nhiều lời ca khúc được các bạn yêu nhạc trẻ ngày nay hay nghêu ngao hoặc trích dẫn.

Tiên Tiên - Vì tôi còn sống (Official MV)

"Cứ sai đi vì cuộc đời cho phép"

Là ca sĩ có lượng fan đông đảo nhất nhì hiện nay, Sơn Tùng có lẽ là người dễ dàng tạo trào lưu trên mạng xã hội, từ tựa các bài hát như Chúng ta không thuộc về nhau, Chắc ai đó sẽ về, Không phải dạng vừa đâu, Buông đôi tay nhau ra... cho đến những từ không có trong từ điển như "lạc trôi" hoặc có vẻ như vô nghĩa như "tha thu" (âm tương tự từ "tattoo", xăm mình) cũng trở thành trào lưu.

Thế hệ nào sẽ tìm được tiếng nói chung với nghệ sĩ của thời đại đó. 

Trước đây, trước cảnh bãi biển, người ta thường trích ca từ của bài Lời yêu thương mà nhạc sĩ Đức Huy đặt lời Việt cho bài Jamaica farewell "dưới bóng dừa lả lơi" nhưng giới trẻ ngày nay sẽ trích câu "em sẽ nói anh nghe về đại dương xanh" từ bài My everything của Tiên Tiên. 

Cô gái trẻ này cũng có nhiều câu hát được trích dẫn lại trên mạng xã hội như "cứ sai đi vì cuộc đời cho phép" hay "bao năm bon chen ngoài đời soi gương nhìn vẫn thế. 

Đầu vẫn rối bù xù, thân bé ú nu" (bài Vì tôi còn sống). Bài Say you do đã thay lời muốn nói cho thật nhiều cô gái "Đêm về nghe lòng thương anh mất rồi. Ngại vì mình con gái phải làm sao" hoặc "Lỡ buông lời yêu anh, sợ anh xa lánh".

Những ca khúc nhắc đến nỗi cô đơn có rất nhiều, tùy mỗi thời đại hay dòng nhạc có những cách diễn đạt riêng, từ "đời tôi cô đơn" (Người yêu cô đơn - Nhạc sĩ Đài Phương Trang), "chỉ còn tiếc nuối khôn nguôi cô đơn bơ vơ, tiếng hát lạc loài" (Cô đơn - Nguyễn Ánh 9) đến "đêm nay tôi lại một mình" (Một mình - Thanh Tùng), "cô đơn cô đơn nỗi đau, cõi đời lạc lõng như vô tình" (Giã từ dĩ vãng - Nguyễn Đức Trung). 

Và hiện nay, đơn giản là Hôm nay tôi cô đơn quá - ca khúc mới nhất của Tóc Tiên.

Nhiều câu hát như lời thoại hằng ngày cũng bắt nhịp được người nghe: "Em à, hôm nay anh đi cà phê một mình ở nơi quán quen, ta từng ngồi bên nhau, hằng đêm" (Ta quên nhau chưa - Juun Đăng Dũng) hay "Ta nói nó dzui biết bao nhiêu" (Ta nói nó dzui - Sáng tác: Nguyễn Đình Vũ, Thể hiện: Hoàng Yến Chibi, Huy Nam).

Rõ ràng phần lời ca khúc gần gũi, dễ phù hợp với tình huống sẽ tạo được hiệu ứng lan tỏa rất tốt. Người khó tính sẽ nhíu mày "nhạc gì kỳ" nhưng người trẻ tìm được chính mình trong những bài hát đó.

HÔM NAY TÔI CÔ ĐƠN QUÁ [OFFICIAL MV] | TÓC TIÊN FT RHYMASTIC

Chẳng cần lời vẫn tạo trào lưu

Các ca khúc tạo hit trên thế giới không quá quan trọng về phần lời mà còn nhiều yếu tố khác.

Nhiều bài hát tạo nên trào lưu là đến từ các quốc gia khác, không thuộc Âu - Mỹ và không nhiều người hiểu phần lời, như Despacito hiện nay hay Gangnam Style trước đó. Điệu nhảy "cưỡi ngựa" của Gangnam Style đã lan tỏa đến cựu tổng thống Mỹ Obama lẫn cựu thủ tướng Anh David Cameron.

Giữa những năm 2000, không mấy người hiểu "Dragostea Din Tei" là gì nhưng gần như ai cũng biết giai điệu rất bắt tai của bài này (ca sĩ Vũ Hà có chuyển lời Việt của ca khúc này thành Người tình Mai Ya Hee với đoạn mở đầu là câu nói trên điện thoại đã trở thành... bất hủ).

Đây là một ca khúc hát bằng tiếng Romania của nhóm nhạc Ozone đến từ Moldova - xứ sở mà nhiều người không biết có tồn tại trên bản đồ thế giới.

Đôi khi phần lời lại rất ngớ ngẩn, tầm phào nhưng ca khúc vẫn thành công, ví dụ bài The Fox của nhóm nhạc Na Uy Ylvis có đoạn mô phỏng tiếng loài... cáo.

Đôi khi chẳng cần có lời mấy vẫn tạo trào lưu khắp thế giới như Harlem Shake của Baauer.

Bên cạnh đó là nhiều yếu tố khác như đóng góp cho thành công của bài Black Beatles của bộ đôi Rae Sremmurd là việc ca khúc này được sử dụng để làm nhạc nền cho phần lớn các video trong trào lưu "thử thách tượng sáp" (mannequin challenge).

Tiên Cookie: "Tôi là người bị nỗi buồn quyến rũ" Tiên Cookie: 'Tôi là người bị nỗi buồn quyến rũ' Sơn Tùng M-TP khóc hạnh phúc trước 5000 người hâm mộ Sơn Tùng M-TP khóc hạnh phúc trước 5000 người hâm mộ Soobin Hoàng Sơn tung MV sau khi ra mắt The Remix Soobin Hoàng Sơn tung MV sau khi ra mắt The Remix

"Sợ anh biết lại sợ anh không biết"

Tiên Cookie viết nhiều câu nhạc được giới trẻ yêu thích như "Nên anh lùi bước về sau, để thấy em rõ hơn" hay "Cả nguồn sống bỗng chốc thu bé lại vừa bằng một cô gái" (Phía sau một cô gái - ca sĩ Soobin Hoàng Sơn); "Hay là mình cứ bất chấp hết yêu nhau đi anh" hay "Một, hai, ba, năm, anh có đánh rơi nhịp nào không?" (Mình yêu nhau đi - ca sĩ Bích Phương), "Anh xa nhớ, anh có khỏe không" hay "Mua bao thuốc lá, mua dăm gói bánh" (Gửi anh xa nhớ - Bích Phương).

Những câu hát này lan tỏa và trở thành lời minh họa cho hình ảnh trên mạng xã hội. Nhiều bài hát lan tỏa đến mức được chế lời thành nhiều phiên bản khác nhau.

Một trong những ca sĩ có lời bài hát được các bạn trẻ thường "bỗng dưng muốn hát" hiện nay là Kai Đinh - cây viết nhạc trẻ đáng chú ý. 

Câu hát "Người đàn ông em yêu đôi khi có những phút giây yếu đuối không ngờ" và đặc biệt là câu kế tiếp "Ngoài kia nếu có khó khăn quá về nhà anh nhé. Có em chờ!" tràn ngập mạng xã hội, từ bài hát Có em chờ viết cho giọng hát của Min.

Bài Điều buồn nhất được Kai Đinh viết về tâm trạng lưỡng lự giằng xé như thiếu nữ ngồi bứt cánh hoa để quyết định "yêu/không yêu" trong phim Hong Kong (!) cũng được nhiều bạn trẻ nghêu ngao: "Sợ anh biết lại sợ anh không biết. Muốn anh biết lại muốn anh không biết. Điều buồn nhất là. Là anh biết lại làm như không biết".

Các cây viết trẻ tuổi này bắt mạch được thế hệ đồng trang lứa và đó là điều quan trọng của âm nhạc: nhận được đồng cảm và chia sẻ từ người nghe.

Tuổi trẻ

      © 2021 FAP
        1,237,745       429