Sống khỏe

Đột quỵ: thói quen nào gây bệnh, cách xử lý?

TTO - Buổi giao lưu trực tuyến về bệnh đột quỵ sẽ diễn ra vào 9g sáng mai 18-10. Ngay từ bây giờ, bạn đọc có thể đặt câu hỏi cho các bác sĩ, chuyên gia về bệnh này.

Ông Đỗ Văn Dũng - Phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ tặng hoa cho các khách mời tại buổi tòa đàm - Ảnh: HỮU KHOA
Ông Đỗ Văn Dũng (phải), phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, tặng hoa cho các khách mời tại buổi tòa đàm - Ảnh: HỮU KHOA

Đột quỵ là bệnh đứng thứ ba gây tử vong và tàn phế nhiều nhất, chỉ sau bệnh tim mạch và ung thư. Hiện nay trên thế giới có khoảng 15 triệu người bị đột quỵ (tại Mỹ là khoảng 700.000 người), riêng tại Việt Nam có khoảng 200.000 người bị đột quỵ/năm.

Trung bình trên toàn cầu hiện nay mỗi 45 giây trôi qua có một người bị đột quỵ và cứ 3 phút có một người tử vong do đột quỵ. Đáng chú ý là tỉ lệ tử vong do đột quỵ ở Việt Nam cao hơn thế giới.

Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, ngày 18-10 báo Tuổi Trẻ phối hợp với Công ty CP Dược Hậu Giang tổ chức buổi giao lưu trực tuyến kết hợp tọa đàm về chủ đề: “Giao mùa bệnh đột quỵ tăng cao - Làm gì để phòng ngừa?”.

Buổi giao lưu có sự tham gia của:

- TS.BS Nguyễn Huy Thắng - chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM, phó chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115.

- TS.BS Trần Chí Cường - trưởng đơn vị đào tạo can thiệp nội mạch thần kinh - đột quỵ Trường ĐH Y dược TP.HCM.

- TS.BS Nguyễn Kim Chung - phó trưởng khoa ngoại thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy.

- Dược sĩ CK1 Châu Thị Bích Liên - Chuyên viên tư vấn sản phẩm NattoEnzym DHG Pharma Công ty Dược Hậu Giang.

Ngay từ bây giờ, Bạn đọc thắc mắc về nguyên nhân, thói quen gây ra bệnh đột quỵ, những hiểu lầm tai hại trong phòng ngừa, xử lý đột quỵ... có thể gửi câu hỏi để được các chuyên gia giải đáp.

Tuổi trẻ

      © 2021 FAP
        1,369,623       263