Công nghệ - Sản phẩm

Samsung lên kế hoạch tái chế điện thoại cũ

Sở dĩ có kế hoạch này vì giá cô-ban đã tăng tới 3 lần kể từ năm 2016. Không những thế, nếu thực hiện việc tái chế điện thoại cũ, hãng cũng sẽ đạt được mục tiêu "một mũi tên trúng nhiều đích".

Samsung SDI Co. - một chi nhánh của Công ty điện tử Samsung, nhà cung cấp pin cho các nhà sản xuất ô tô dự định sẽ tái chế cô-ban từ các máy điện thoại di động cũ, trong bối cảnh các công ty sản xuất pin trên toàn thế giới đang phải tranh giành để tìm nguồn cung cấp cô-ban - một kim loại quý và hiếm, đang ngày càng tăng giá này.

Theo dự báo của các nhà phân tích từ CRU Group, công nghệ khai thác khoáng sản từ "pin chết" trên toàn cầu có thể bổ sung 25.000 tấn cô-ban.

Bản kế hoạch này đã dấy lên một trào lưu mới trong các nhà sản xuất pin ở khắp nơi để giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung cô-ban lớn nhất từ nước Cộng hoà Dân chủ Congo. Bởi quốc gia châu Phi này đã và đang hứng chịu nạn tham nhũng, bạo lực cực cao, thậm chí còn có cả nạn lạm dụng lao động trẻ em trong nhiều năm nay.

Lâu nay, Congo sản xuất hơn một nửa số lượng cô-ban cung cấp cho thế giới. Nhưng do nhu cầu ngày càng tăng, nhất là khi các loại xe điện đang ngày càng trở nên phổ biến, đồng thời còn do thiếu "một nguồn cung cấp thay thế" từ "quốc gia hỗn loạn" này, đã khiến cho giá thành cô-ban bị đẩy lên hơn gấp 3 lần kể từ đầu năm 2016.

Theo Bloomberg, với kế hoạch này, Samsung SDI sẽ mua lại cổ phần của một công ty sở hữu công nghệ tái chế, và sẽ ký một thoả thuận để đảm bảo nguồn cung cấp cô-ban dài hạn - một email của công ty vừa tiết lộ. Và điều này cũng đã khiến Samsung phải đối mặt với sự cạnh tranh của Volkswagen AG, BMW AG và Panasonic Corp để chiếm lấy nguồn kim loại này.

Điện thoại cũ có nguồn gốc rất đa dạng. Chính Samsung đã sản xuất ra hàng trăm triệu thiết bị với pin cho chứa cô-ban. Hãng cũng chia sẻ rằng, việc tái chế hàng triệu chiếc smartphone Note 7 hồi tháng Bảy có thể đem lại khoảng 157 tấn cô-ban, đồng, và các khoáng chất khác.

Theo dự báo của các nhà phân tích từ CRU Group, công nghệ khai thác khoáng sản từ "pin chết" trên toàn cầu có thể bổ sung 25.000 tấn cô-ban - một con số rất lớn, cũng như giá trị mà nó mang lại, cả về tiền hay vấn đề làm sạch môi trường.

Hiện Samsung SDI đang cạnh tranh với Panasonic và LG Chem Ltd. để sản xuất pin lithium-ion, được dùng trong nhiều thiết bị khác nhau, từ các đồ gia dụng cho đến du thuyền.

Ngoài ra, Samsung SDI cũng đang đẩy nhanh quá trình phát triển sản phẩm pin có sử dụng niken, bao gồm niken - cô-ban - mangan, với tỷ lệ niken lên đến 88%. Công ty cũng muốn sử dụng pin niken - cô-ban - nhôm ô-xít cho các loại xe điện, phản ánh xu hướng giảm thiểu sử dụng cô-ban trong việc sản xuất pin trong thời gian tới.

Một khi có nguồn cung cấp cô-ban từ các loại điện thoại cũ ổn định, Samsung SDI có thể sẽ theo chân của Toyota Motor Corp và Panasonic và chiết xuất vật liệu từ các loại xe điện.

Lee Hyun-bock, nhà phân tích nghiên cứu tại Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Hàn Quốc cho biết: "Vấn đề về giá cả là động lực lớn nhất cho SDI. Việc giữ giá thành thấp là rất quan trọng, nhất là khi các đối thủ Trung Quốc đang trở thành một mối đe doạ. Ngoài ra, xu hướng chuyển sang tái chế để giảm sự phụ thuộc vào Congo là điều quá rõ ràng."

Liên quan đến việc này, hãng Bloomberg New Energy Finance dự đoán rằng, khoảng 311.000 tấn pin xe ô tô điện sẽ dừng hoạt động vào năm 2025. 

PCWorld

Samsung lên kế hoạch tái chế điện thoại cũ


      © 2021 FAP
        3,440,423       763