Hệ thống có thể tự động đưa ra quy trình chế biến tối ưu dựa trên các thông số đầu vào và điều khiển quy trình chế biến để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Nhằm khắc phục tình trạng các doanh nghiệp vẫn chế biến và bảo quản chè theo kiểu thủ công dẫn đến chất lượng và giá thành đều thấp, hệ thống tự động hóa quá trình chế biến và bảo quản chè ra đời đã góp phần nâng cao năng lực quản lý ở các đơn vị chế biến chè, giúp chất lượng chè chế biến bảo đảm tiêu chuẩn cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Một góc sản xuất trong hệ thống tự động hóa. |
Được thiết kế theo nhiều cấp sản xuất riêng như cấp phân xưởng, cấp công ty và cấp tổng công ty, hệ thống tự động hóa quá trình chế biến và bảo quản chè có thể tự động đưa ra quy trình chế biến tối ưu dựa trên các thông số đầu vào và điều khiển quy trình chế biến để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Mặt khác, hệ thống còn có thể lưu trữ, tra cứu, in ấn báo cáo các thông số của từng công đoạn hoặc cả quá trình chế biến theo mẫu quy định (hiển thị dữ liệu dưới dạng bảng hoặc đồ thị).
Việc ứng dụng hệ thống còn còn giảm thiểu lượng công nhân phải làm việc trong các điều kiện có hại đối với sức khoẻ như nhiệt độ cao hoặc độ ẩm lớn), do đó, quy trình sản xuất – chế biến chè ít phụ thuộc vào người lao động hơn.
Bên cạnh khả năng tự động hoá tối ưu quá trình chế biến và bảo quản chè được thiết kế để giám sát các thông số như nhiệt độ, độ ẩm, lưu lượng gió… và điều khiển thời gian của mỗi công đoạn trong quá trình chế biến chè, hệ thống còn có thể lưu trữ nhật ký sản xuất cho các đơn vị phục vụ quản lý theo tiêu chuẩn ISO, tạo ra ưu thế cạnh tranh cho sản phẩm chè Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Trên thực tế, hệ thống tự động hóa quá trình chế biến và bảo quản chè đã được triển khai hoạt động thành công tại một số đơn vị sản xuất chè như công ty chè Lâm Đồng, công ty chè Long Phú.
Việc ứng dụng hệ thống tự động hoá vào quy trình chế biến chè giúp năng suất của các nhà máy tăng cao, chất lượng đấu trộn cao, đồng đều, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Trong đó. nguyên liệu được cân tự động, đảm bảo chất lượng của khâu lên men, trong khi giảm được số lao động trực tiếp tại tất cả các công đoạn.
Đại diện đơn vị nghiên cứu cho biết hệ thống tự động hóa này cũng có thể cải tiến để sử dụng cho một số sản phẩm khác như cà phê, gạo, bắp. Hệ thống sẽ được cung cấp theo đơn đặt hàng hoặc bán trực tiếp theo hợp đồng chuyển giao.
Để tìm hiểu thêm thông tin về các giải pháp công nghệ, trang thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến nông sản, quý độc giả có thể truy cập Cổng thông tin Đổi mới sáng tạo và Chuyển giao công nghệ - TechPort tại địa chỉ www.techport.vn hay www.cesti.gov.vn hay www.pcworld.com.vn.
Hồng Long, nông nghiệp công nghệ cao, TechPort, truyền thông khoa học công nghệ