Giải pháp thiết bị do Trung tâm Năng lượng và Máy nông nghiệp - Đại học Nông lâm TP.HCM cung cấp có năng suất 50 kg/mẻ, giúp tăng chất lượng cũng như hiệu quả kinh tế của hạt ca cao.
Theo số liệu thống kê, Việt Nam hiện có diện tích trồng cây ca cao ở mức 11.559ha, trong đó tại Đắk Lắk là 2.052ha, Đắc Nông - 532ha, Lâm Đồng - 672ha, Đồng Nai - 820ha... với năng suất bình quân 850 kg hạt khô/ha.
Hạt ca cao có giá trị cao, dao động trong khoảng 4.500 - 5.000 đồng/kg.
Năm 2017 vừa qua, cây ca cao được phát triển tại 15 tỉnh, thành phố tại một số khu vực phía Nam và đã khẳng định vị thế trong mô hình trồng xen với dừa, cây ăn quả tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Với điều kiện tại các tỉnh Đông Nam bộ và Tây Nguyên và trên diện tích chuyển đổi từ cà phê kém hiệu quả tại tỉnh Đắk Lắk, Đắc Nông, năng suất ca cao đang từng bước được cải thiện, ca cao chứng nhận được triển khai sớm, chất lượng hạt ca cao được các đối tác trong và ngoài nước đánh giá cao. Hiện đã hình thành mạng lưới thu mua, sơ chế lên men rộng khắp các vùng trồng ca cao.
Máy rang ca cao MRC-50 |
Toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiện có khoảng 700ha đất trồng ca cao, là một trong 7 địa phương có diện tích trồng ca cao lớn trong cả nước. Trong đó, diện tích ca cao đang trong giải đoạn thu hoạch là 320ha, sản lượng hàng năm đạt hơn 640 tấn.
Bà Rịa - Vũng Tàu cùng với Đắk Lắk và Tiền Giang là 3 tỉnh đầu tiên của cả nước được chọn tham gia chương trình của bộ tiêu chuẩn sản phẩm đạt chất lượng xuất khấu (UTZ) và được cấp giấy chứng nhận sớm nhất. Với sản phẩm đạt chứng nhận UTZ, người sản xuất ca cao minh chứng đã thực hành nông nghiệp tốt, quản lý trang trại hiệu quả và sản xuất ca cao có trách nhiệm, đó cũng là sự bảo đảm về sản phẩm để các cơ sở và doanh nghiệp chế biến ca cao quyết định thu mua.
Hiện nay một số vấn đề phát sinh mà cây ca cao của Việt Nam gặp phải là độ lên men thấp và không đồng đều, mùi đặc trưng không rõ ràng, độ a xít còn cao, hạt ca cao bị nhiễm khói, có mùi lạ do quá trình phơi sấy chưa tốt… Nhằm đáp ứng nhu cầu về đảm bảo chất lượng sản phẩm, năng suất ổn định, xây dựng thương hiệu và tăng sức cạnh tranh của ca cao Việt Nam trên thị trường thế giới, từ năm 2009, Trung tâm Năng lượng và Máy Nông nghiệp (CAEM) thuộc Đại học Nông Lâm TP.HCM đã đi vào nghiên cứu công nghệ và thiết bị chế biến ca cao quy mô nhỏ với năng suất 100 kg/ngày.
Do nhu cầu nâng cao sản lượng của doanh nghiệp, tháng 6/2016, Trung tâm Năng lượng và Máy Nông nghiệp đã nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công máy rang ca cao với năng suất 50 kg/mẻ với mã hiệu MRC-50. Sau khi hoàn thiện, máy này đã được chuyển giao và lắp đặt tại xã Xà Bang, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Máy MRC-50 giúp quá trình rang tăng cả mùi vị cũng như hương thơm của hạt, làm chúng sậm mầu hơn cũng như làm khô vỏ hạt. Việc rang làm khổ hạt và sau đó người ta có thể xay và sàng lọc chúng. Nhiệt độ để rang hạt là một điều quan trọng, đòi hỏi phải theo dõi khắt khe bởi lẽ: nếu rang quá nóng sẽ làm hỏng hương vị tự nhiên và làm chúng trở nên quá đắng, còn nếu rang chưa đủ độ sẽ làm chúng không tiết được hết hết hương thơm cũng như vị đắng tự nhiên của mình.
Nhiệt độ trong suốt quá trình rang được tính toán phù hợp với từng loại hạt riêng biệt. Những loại hạt nhẹ phải được rang ở nhiệt độ thấp hơn những hạt to và nặng. Hạt dùng để cho ra thành phẩm là bột ca cao phải rang ở nhiệt độ thấp hơn hạt sẽ dùng để làm chocolate. Thời gian cho công đoạn này thường từ 30 phút đến khoảng 2 giờ.
Và những nhà sản xuất chocolate châu Âu thường rang với thời gian dài hơn và nhiệt độ thấp hơn nhằm cho ra đời những sản phẩm có hương vị tuyệt hơn.
Tính năng kỹ thuật của máy như sau:
Để tìm hiểu thêm thông tin về các giải pháp công nghệ, trang thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến nông sản, quý độc giả có thể truy cập Cổng thông tin Đổi mới sáng tạo và Chuyển giao công nghệ - TechPort tại địa chỉ ww.techport.vn hay www.cesti.gov.vn hay www.pcworld.com.vn.
Hồng Long, TechPort, truyền thông khoa học công nghệ