Công nghệ - Sản phẩm

Những bộ phim ấn tượng về thế giới công nghệ

(PCWorldVN) Các tác phẩm điện ảnh có chủ đề về thế giới ảo, máy tính, phần mềm,... thường khó tránh khỏi những chi tiết thiếu thực tế.

Dưới đây là những bộ phim khắc họa được phần nào đời sống công nghệ, cụ thể hơn là các sắc thái và văn hóa của giới lập trình trong suốt thời gian gần đây. 

Kẻ thù của liên bang - Enemy of the State

Kẻ thù liên bang
Một nghị sĩ bị sát hại dã man vì những nỗ lực chống lại chính phủ mở rộng quyền giám sát công dân cho các cơ quan hành pháp trên toàn nước Mỹ. Thủ phạm chính là một số nhân viên của Cơ quan An ninh quốc gia (NSA) do Thomas Reynolds (Jon Voight) đứng đầu. Will Smith trong vai luật sư Robert Clayton Dean tình cờ được người bạn để lại cho ông băng ghi hình đoạn video ám sát viên nghị sĩ. Từ đó Dean bị cuốn vào âm mưu chính trị này và ông phải tìm đến sự giúp đỡ của Edward Lyle - một cựu nhân viên tình báo do Gene Hackman thủ vai.

Bộ phim mô tả việc thông tin cá nhân của người dùng có thể bị giới hành pháp xâm nhập và chỉnh sửa. Thẻ tín dụng có thể bị khóa bất cứ lúc nào và bạn trở thành tội phạm truy nã sau vài cú nhấp chuột… Bộ phim có thể không mang đến độ chính xác cao trong việc ứng dụng công nghệ nhưng phương thức điều khiển thiết bị thì khá tốt và nhân vật Edward Lyle cũng thể hiện được ý tưởng tấn công hệ thống nhà nước bằng các lệnh "truy xuất" cơ sở dữ liệu.

Vào thời điểm ra mắt, bộ phim Enemy of the State có thể mang đến góc nhìn khá cực đoan về giới hành pháp và không thực tế, nhưng kể từ khi sự xuất hiện của Edward Snowden thì dường như việc sử dụng công nghệ để theo dõi và tìm diệt đều trở nên thực sự rõ ràng với chúng ta.

Trong một phân cảnh quan trọng, ông trùm mật vụ đã nói rằng những hành động phạm pháp có thể bị phát hiện bằng cách theo dõi hàng loạt vi phạm nhỏ lẻ. Và sau vụ Snowden thì NSA cho chúng ta thấy họ có thể theo dõi tất cả mọi thứ và được dùng để chỉ ra một khi ai đó bước ra khỏi giới hạn.

Hãy bắt tôi nếu có thể - Catch Me If You Can

Bộ phim là minh chứng tiêu biểu cho việc sử dụng hình thức phi kĩ thuật để lừa đảo.
Bộ phim dựa theo câu chuyện có thật về tiểu sử của Frank Abagnale (do Leonardo DiCaprio thủ vai) - người được biết đến là siêu lừa đảo trẻ tuổi nhất nước Mỹ. Leonardo DiCaprio kể về câu chuyện giao đoạn đầu cuộc sống của Frank khi chưa đầy 19 tuổi. Ông bắt đầu giả danh phi công, mạo nhận là giám đốc khoa nhi, thậm chí còn là trợ lý chánh án tại toà án tối cao…

Ngoài ra Frank còn tạo ra hơn 2,5 triệu USD ngân phiếu giả ở tổng cộng 50 bang nước Mỹ và 26 nước trên thế giới. Trong mọi trường hợp, Frank bẻ khóa mọi công nghệ thời đó bằng một phương thức tổng hợp các phương pháp phi kỹ thuật và kỹ năng sống.

Khi Frank bị bắt, ông chuyển sang giúp đỡ FBI ngăn chặn các vụ gian lận đang mọc lên như nấm vào thời điểm đó.

Về sau ông chia sẻ ở một cuộc họp bàn về tội phạm máy tính ở London rằng” Những gì tôi đã làm 50 năm trước đây dễ dàng hơn 4 ngàn lần so với ngày nay bởi công nghệ. Và công nghệ cũng giống tội phạm, nó luôn tồn tại và phát triển.”

Disclosure

Khủng hoảng công nghệ và những người hùng phần cứng trong phim Disclosure.
Disclosure là bộ phim được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất của tác giả Michael Crichton. Bộ phim được xây dựng xung quanh một cuộc khủng hoảng tại Digicom, một công ty cố gắng tạo ra một sản phẩm mang tính cách mạng: một ổ đĩa CD-ROM đời mới. Và với sản phẩm này, bộ phim đã thể hiện các thông số kỹ thuật sản xuất là cực kỳ chính xác. Một tụ điện bị thất lạc hoặc gặp vấn đề về điện trở có thể tạo ra những lỗi ngẫu nhiên khiến người dùng có thể vò đầu bứt tóc mà không hiểu chuyện gì xảy ra.

Thời gian gần dây, iPhone 5C được biết đến với một mô hình giá rẻ của Apple tuy nhiên ít ai chúng ta để ý đến việc dòng sản phẩm này thường xuyên mất kết nối Wi-Fi và Bluetooth không rõ nguyên nhân, có thể một lỗi ngẫu nhiên nào đó ví dụ như dây anten thu phát sóng quá ngắn hay chip Wi-Fi sử dụng nguồn quá tải…

Mọi người có thể đã nâng cấp lên iPhone 6 và bỏ quên mất lỗi kỹ thuật thường xuyên đó của iPhone 5C. Nhưng các nhân vật trong 'Disclosure' muốn biết sự thật và họ tìm thấy nó. Cuối cùng, bộ phim là câu chuyện kể về những người anh hùng thực sự của thế giới chúng ta: những người tạo ra phần cứng ổn định.

Antitrust

Giấc mơ tại thung lũng Silicon không phải chỉ có màu hồng.
Ryan Phillippe trong vai Hoffman là lập trình viên trẻ tuổi được nhận vào làm công việc trong mơ của mình tại một công ty khởi nghiệp ở Silicon Valley có tên gọi NURV. Công ty này đang cố gắng hoàn thiện hệ thống truyền thông toàn cầu có tên là Synapse. NURV cần Hoffman hỗ trợ để phần mềm ra mắt đúng hạn, nhưng khi bắt đầu thì anh phát hiện ra những bí mật xấu xa đằng sau thành công của công ty. Phim cũng đã được sự đóng góp và tư vấn của nhiều chuyên gia trong cộng đồng mã nguồn mở.

Có khá nhiều cảnh mô tả việc nhân vật chính nhập một vài chuỗi mã thông minh có thể bẻ khóa chương trình đã được mã hóa. Nhưng nội dung chính của bộ phim tập trung việc phát tán những thôn tin cá nhân và khả năng lan truyền trên mạng xã hội.

Nội dung cũng chỉ ra cuộc sống của các chính trị gia và giới điều hành công ty công nghệ hay những người trẻ với đam mê lập trình có thể thay đổi thế giới…

WarGames

Động lực của những người muốn trở thành chuyên gia lập trình.
Hai học sinh trung học Matthew Broderick và Ally Sheedy đã sử dụng sử dụng modem quay số (dial-up) để gọi điện cho toàn thành phố nơi họ đang song và vô tình một đường dẫn đưa những người bạn này đến với siêu máy tính được gọi là WOPR (War Operation Plan Response) của Bộ quốc phòng Mỹ.

Bộ phim mô tả một cách chính xác cách thức mà trí tuệ nhân tạo này tương tác, tựa như cácj mà Siri của Apple và những ứng dụng tương tự hiện đang cung cấp.

Nhân vật do Matthew Broderick thủ vai đã truy cập vào WOPR để kích hoạt hệ thống mô phỏng chiến tranh hạt nhân nhưng anh ta cho rằng dây chỉ là một trò chơi máy tính. Sự cố này đã gây ra khủng hoảng cho toàn bộ chính quyền và suýt chút nữa thì thế chiến thứ 3 đã nổ ra.

Một số chi tiết khác đáng ý như sự xuất hiện của một trong những chiếc máy tính cá nhân đầu tiên IMSAI 8080 được nhân vật chính sử dụng.

Bộ phim ngoài việc thể hiện lo ngại về cuộc chiến tranh nguyên tử toàn cầu còn cho thấy sự căng thẳng của các quốc gia trong cuộc Chiến tranh Lạnh đang diễn ra ngoài đời thực. WarGames cũng trở thành động lực thúc đẩy những lập trình viên trẻ thời đó, bởi họ thấy hình ảnh của mình trong nhân vật.

Sneakers

Thế giới chỉ là những electron.
Bishop và Cosmo là hai cựu hacker ở thời điểm những năm 60, lãnh đạo một nhóm các chuyên gia công nghệ cao và được giao nhiệm vụ thâm nhập vào hệ thống máy tính của các công ty để kiểm tra đánh giá khả năng bảo mật của họ. Các thành viên của nhóm này khá thú vị như Carl là một hacker 19 tuổi đã từng thâm nhập vào máy tính của trường học để thay đổi bảng điểm và cấp học bổng cho chính mình, hay Whistler là một thiên tài trong lĩnh vực âm thanh (audio) nhưng lại là người khiếm thị.

Còn Mother là một bậc thầy trong lĩnh vực chế tạo các loại máy móc tinh xảo và Crease là cựu điệp viên CIA bị sa thải vì lý do cá nhân. Nhóm này bị buộc tham gia một chiến dịch của NSA nhằm phục hồi một hộp đen bí mật của một chuyên gia mật mã người Nga có tên gọi là Setec Astronomy. Thiết bị có khả năng phá vỡ bất kỳ mã hóa máy tính nào.

Bộ phim còn để lại ấn tượng với câu thoại trong phim của nhân vật Cosmo là “Thế giới đang không chạy đua bằng vũ khí hay năng lượng, hay tiền bạc. Thế giới này được điều hành bởi những con người nhỏ bé, bằng số 0 và những bit dữ liệu. Tất cả rồi cũng chỉ là những electron”

Đầu tư mạo hiểm - Something Ventured

Phim tài liệu về những người khởi đầu của giới công nghệ.
Bộ phim tài liệu cho chúng ta cái nhìn về doanh nhân trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm và chủ đề được nhấn mạnh nhiều nhất là sự thành công của giới công nghệ. Các nhà làm phim đã tìm hiểu cũng như phân tích sự thành công của các công ty hàng đầu thế giới như Apple, Intel, Google, Cisco,... Bên cạnh đó bộ phim còn khắc họa được hình ảnh những người sáng lập ra các đế chế công nghệ và những bí ẩn đằng sau những tên tuổi nổi tiếng đó.

Mạng xã hội - The Social Network

 

Bạn không thể có mạng xã hội 500 người dùng mà không tạo ra một ít kẻ thù.

Bộ phim nói về sự ra đời và hình thành của Facebook thông qua hai cuộc điều trần chống lại nhà sáng lập Mark Zuckerberg do Jesse Eisenberg thủ vai. Trong khi phần lớn câu chuyện được mô tả cách đầy đủ thì Zuckerberg và những người khác lại phàn nàn về độ chính xác một số các chi tiết nhỏ cũng như động cơ của mình. Nhưng bỏ qua những vấn đề đó thì bộ phim mô tả khá thú vị về việc khởi nghiệp của một doanh nghiệp công nghệ và một điểm chú ý đang tạo nên phong trào hiện nay - hackthon. Cuộc thi này buộc các nhà phát triển tạo nên ứng dụng trong khoảng thời gian rất ngắn, cũng từ hackthon mà Facebook đã tạo ra các chức năng “Like” và “Timeline” cho mạng xã hội của mình.

Her

Tình yêu của trí thông minh nhân tạo.
Ý tưởng bộ phim được xuất phát từ ứng dụng Cleverbot sử dụng trí thông minh thuật toán nhân tạo để giao tiếp với con người. Bộ phim Her kể về tình yêu của Theodore Twombly (Joaquin Phoenix) - người đàn ông cô đơn làm nghề viết thư có tình cảm dành cho Samantha - một hệ điều hành máy tính có trí thông minh nhân tạo được nhân cách hóa thông qua giọng nói.

Tuy nhiên, hệ điều hành này đang thực hiện giao tiếp với 8.316 người khác và phải lòng 641 người trong số đó. Bộ phim không đơn thuần là những câu chuyện tình trong thế giới ảo mà còn nhắc chúng ta về việc phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ và sự chối bỏ những mối quan hệ thực tại.

Công dân thứ 4- Citizenfour

Công dân thứ 4
Bộ phim Citizenfour về cựu nhân viên tình báo Edward Snowden của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã gây được tiếng vang lớn và đoạt giải Oscar 2015 ở hạng mục phim tài liệu. Nữ đạo diễn Laura Poitras trong quá trình làm phim về việc chính phủ giám sát các phương tiện liên lạc của người dân thì nhận được email từ "Citizen Four". Nội dung email khẳng định việc anh ta có bằng chứng về chương trình giám sát bí mật bất hợp pháp do NSA phối hợp với các cơ quan tình báo khác trên toàn thế giới. Laura sau đó bay tới Hồng Kông để phỏng vấn "Citizen Four", tức Edward Snowden và thực hiện bộ phim tài liệu cùng tên. Bộ phim vén màn cuộc sống của Snowden và mô tả lại phương thức của hoạt động do thám và cách thực hiện như thế nào của NSA.

Silicon Valley

Khởi nghiệp tại thung lũng Silicon.

Đây là series phim truyền hình dài tập về công cuộc khởi nghiệp tại thung lũng Silicon đang được trình chiếu trên kênh HBO. Nhân vật chính Richard Hendricks và nhóm bạn của mình ban đầu tạo ra một ứng dụng chuyên nén hình ảnh và nhạc là Pied Piper nhưng lại thiếu định hướng. Anh phải lựa chọn giữa việc bán hẳn dự án thuật toán siêu nén của mình cho công ty công nghệ lớn để lấy 10 triệu USD hoặc chỉ nhận 200.000 USD tài trợ của nhà đầu tư nhưng được toàn quyền sở hữu.

Phần 1 của bộ phim khắc họa đựa công cuộc khởi nghiệp của nhóm lập trình công nghệ từ việc mua bản quyền Pied Piper cho đến việc thành lập công ty để nhận tiền đầu tư. Một điểm nhấn trong cuối phần 1 là cuộc thi khởi nghiệm đình đám TechCrunch Disrupt và câu nói cửa miệng của giới công nghệ “ Vì một thế giới tốt đẹp hơn”.

PCWorld

công nghệ, silicon valey, tác phẩm điện ảnh, thế giới công nghệ


      © 2021 FAP
        2,672,550       1,132