PNCN - * Người nhà tôi 48 tuổi, đi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ cho biết bị rối loạn lipid máu, huyết áp cao. Bác sĩ cũng nhắc, việc tuân thủ điều trị kém như hiện tại dễ dẫn
Phan Giáo (TP.HCM)
Hiện nay, BTĐMC được can thiệp bằng phẫu thuật nội mạch đặt stent phủ. Ảnh minh họa: Internet
ĐMC là đường dẫn máu lớn nhất của cơ thể, xuất phát từ tim và chia nhánh đến nuôi các cơ quan trong cơ thể, trong đó có các bộ phận quan trọng như tim, não, tủy, gan, thận… BTĐMC xảy ra khi áp lực trong lòng mạch (huyết áp) tăng cao đột ngột, làm rách lớp trong của thành mạch. áp lực cao sẽ làm cho thành ĐMC tách ra, hình thành một lòng giả song song với lòng thật.
BTĐMC được phân thành hai loại. Loại 1 (type A) là bóc tách có ảnh hưởng đến phần ĐMC cho nhánh nuôi tim hoặc nhánh nuôi não. Đây là loại bóc tách rất nặng, 33% bệnh nhân tử vong nếu không được điều trị kịp thời trong 24 giờ đầu tiên. Phẫu thuật cấp cứu là phương pháp điều trị tốt nhất. Loại 2 (type B) là BTĐMC phần còn lại, đây là đoạn ĐMC cho nhánh nuôi tủy sống, gan, thận, ruột và hai chân.
Trước đây, việc điều trị BTĐMC type B chủ yếu là nội khoa, các bác sĩ chỉ phẫu thuật khi có biến chứng như tắc các nhánh động mạch nuôi tạng, lòng giả giãn lớn hoặc kiểm soát huyết áp khó khăn… Hiện nay, bệnh lý nguy hiểm này đã được can thiệp bằng phẫu thuật nội mạch đặt stent phủ. Thay vì đường mổ dài từ ngực xuống bụng, chỉ cần đường mổ nhỏ khoảng 2cm ở đùi và khi cần thì thêm hai đường mổ khoảng 3cm ở cổ, để đưa một thiết bị theo động mạch đùi của bệnh nhân lên ĐMC, đặt stent phủ che kín chỗ rách, để máu không còn lưu thông được vào lòng giả và khôi phục tuần hoàn máu như cũ. Phương pháp này đang được áp dụng tại các trung tâm phẫu thuật tim mạch lớn trong cả nước và đã có những thành công bước đầu. Sau 5 năm theo dõi, tỷ lệ tử vong giảm từ 19,3% (điều trị nội khoa) xuống chỉ còn 11,1% (điều trị can thiệp nội mạch), tỷ lệ tiến triển của bóc tách giảm từ 46,1% xuống còn 27%.
TS-BS Nguyễn Hoàng Định (Trung tâm Tim mạch Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM)
đặt stent, bóc tách động mạch chủ, bệnh tim mạch