Sức khỏe

Thói quen có hại cho sức khỏe

PNO - Một số thói quen thường ngày tưởng chừng như vô hại, nhưng nếu được lập đi lập lại nhiều lần trong thời gian dài, chúng


Ảnh: flickr.com

• Ngồi lâu

Ngồi làm việc trong thời gian dài mà không có sự vận động giải lao giữa giờ cũng là lý do gây rối loạn trao đổi chất. Khi ngồi lâu, máu không được lưu thông tốt đến các cơ quan trong cơ thể khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi và ê ẩm. Bạn nên dành một chút thời gian để vận động nhẹ nhàng, thư giãn xương cốt và tinh thần sau mỗi giờ làm việc nhé.

Ảnh: flickr.com

• Ít uống nước

Nước tốt cho sức khỏe là điều đã được khẳng định. Nước giúp giảm quá trình ôxy hóa và sự phát ra các chất phóng xạ bên trong cơ thể, giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn, tránh táo bón và đem lại sự tươi tắn, khỏe khoắn cho chúng ta mỗi ngày.

Nước cũng giúp duy trì nhiệt độ cơ thể và bài tiết chất thải từ quá trình chuyển hóa. Trong cấu tạo cơ thể con người, khoảng 60-70% sức nặng của cơ thể là nước, phân phối ở khắp nơi như máu, cơ bắp, não bộ, phổi, xương khớp… do đó có thể bạn nhịn đói được vài ngày, thậm chí lâu hơn, nhưng thiếu nước trong vài ngày là đã có nhiều nguy cơ tử vong.

Vì vậy, bạn nên uống nhiều nước (khoảng 8 ly nước) để đảm bảo sự vận hành tốt cho bộ máy trao đổi chất cũng như các cơ quan khác trong cơ thể.

 Ảnh: flickr.com

• Ngủ quá ít

Vì nhiều lý dó, nhiều bạn thường thức khuya mà không biết (hoặc có biết cũng xem nhẹ) tác hại của nó đối với sức khỏe. Thiếu ngủ không chỉ làm hệ thần kinh hoạt động kém, gây mệt mỏi, suy giảm trí nhớ mà còn làm bạn bị xuống sắc và xuống sức nữa. Dù cuộc sống có bận rộn như thế nào đi nữa, bạn cũng nên chú ý giữ gìn sức khỏe, hãy thư giãn đầu óc, ngủ sớm, đảm bảo giấc ngủ ngon khoảng 7 - 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày.


Ảnh: flickr.com

• Ăn uống thất thường

Giống việc kiêng khem khổ sở, ăn uống thất thường cũng là nguyên nhân làm chậm quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Khi bạn bỏ bữa ăn sáng, cơ thể bị đói và thiếu năng lượng hoạt động sẽ gây mệt mỏi và suy nhược. Thế nhưng, đợi tới lúc trưa và tối bạn ăn bù vô sẽ làm cho cơ thể không kịp đốt cháy calo nên tích mỡ nhanh chóng và dễ làm bạn “phì nhiêu”. Hơn nữa, ăn uống thất thường có thể làm bạn đau bao tử.


Ảnh: flickr.com

 • Ăn rau củ không được rửa sạch

Chất độc hại organochlorines có trong thuốc trừ sâu thường bám chắc trên rau củ tươi, nếu không được rửa sạch khi chế biến, chất độc hại này sẽ đi vào bên trong và làm tổn thương chức năng trao đổi chất của cơ thể bạn.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên sử dụng các sản phẩm hữu cơ và rửa sạch chúng với muối trước khi sử dụng.


Ảnh: flickr.com

• Uống nhiều bia rượu

Uống bia rượu nhiều không chỉ làm cơ thể bị mất nước, mệt mỏi và đau đầu, mà còn làm suy yếu hệ miễn dịch. Bạn nên hạn chế sử dụng các loại thức uống này để duy trì sự khỏe mạnh cho cơ thể.


Ảnh: flickr.com

• Vận động quá sức

Luyện tập thể thao đều đặn rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu vận động quá sức sẽ làm cơ thể mất nước, mệt mỏi, làm đau cơ bắp, tim đập nhanh, nguy cơ đột quỵ cao...


Ảnh: flickr.com

• Không hấp thụ đủ canxi và sắt

Canxi và sắt là hai thành phần quan trọng cho sự trao đổi chất trong cơ thể. Nếu thiếu hai chất này sẽ làm cơ thể sẽ nhức mỏi và thiếu máu. Bạn nên bổ sung đầy đủ hai khoáng chất trên bằng cách ăn các loại thực phẩm giàu canxi và sắt như sữa, sữa chua, thịt bò, hàu, rau mồng tơi, rau muống...


Ảnh: flickr.com

• Ăn kiêng quá mức

Một số chị em cho rằng phương pháp ăn kiêng khắc nghiệt (ăn ít, bỏ bữa, không ăn đồ béo, chất ngọt...) sẽ giúp giảm cân như ý muốn. Trên thực tế, cách ăn kiêng này rất có hại cho sức khỏe. Ăn uống không đủ chất dinh dưỡng và năng lượng sẽ khiến bạn trở nên mệt mỏi, suy yếu sức khỏe và làm việc thiếu hiệu quả.

Do vậy, nếu bạn đang có kế hoạch giảm cân để lấy lại vóc dáng "chuẩn" thì nên từ bỏ "chiến lược" này ngay nhé. Thay vào đó, bạn nên ăn đủ bữa, đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước và vận động cơ thể thường xuyên để tăng cường sự trao đổi chất cho cơ thể.

 
Ảnh: flickr.com

ĐÌNH HUỆ (Theo becomegorgeous.com)

www.phunuonline.com.vn

thói quen có hại, trao đổi chất, tác hại của việc ngồi lâu


      © 2021 FAP
        202,260       518