Sức khỏe

Đái tháo đường dễ mắc bệnh lao?

PNCN - Tôi bị đái tháo đường (ĐTĐ) sáu năm qua. Có phải người bị ĐTĐ dễ mắc lao?

Lê Thị Ngà (Q.1, TP.HCM)

Ảnh minh họa: internet

 BS Quách Minh Phong - Trung tâm Khám bệnh Phổi Việt trả lời:

ĐTĐ là tình trạng tăng đường huyết mạn tính do thiếu hụt insulin. Triệu chứng của ĐTĐ là khi đo đường huyết bất kỳ > 200mg/dl, đường huyết lúc đói (sau ăn tám giờ) > 126mg/dl. Biến chứng của ĐTĐ thường là gây nấm kẽ chân, biến chứng ở mắt, lở loét bàn chân. Sở dĩ người bệnh ĐTĐ dễ mắc bệnh lao là do giảm khả năng thực bào; dày lớp nội mạc và lớp màng đáy của phế nang dẫn đến giảm khả năng khuếch tán, dung lượng và sức đàn hồi của phổi; giảm khả năng phản ứng phế quản; các yếu tố tại chỗ thay đổi, dễ nhiễm trùng…

Ở giai đoạn đầu, biểu hiện lâm sàng đa dạng, đôi khi triệu chứng rất nghèo nàn, phát hiện được do tình cờ chụp X-quang phổi thấy tổn thương do lao và lan tỏa hai bên phổi. Biểu hiện này thường gặp ở ĐTĐ týp 2. Ở giai đoạn toàn phát, sẽ có các biểu hiện như ho (95%), sốt (82%), đau ngực, đôi khi khạc ra máu.

Nguyên tắc điều trị là cần đưa đường huyết về dưới ngưỡng đường của thận, và phải điều trị cả hai bệnh. Kiểm soát đường huyết thì chữa lao mới thành công. Đối với ĐTĐ, cần ăn uống chừng mực, luyện tập thể dục thường xuyên với các bài vận động nhẹ nhàng (đi bộ), dùng thuốc insulin hay thuốc hạ đường huyết dạng uống týp 2 hoặc insulin týp 1. Đối với bệnh lao, cần điều trị theo phác đồ chống lao quốc gia.

Chế độ ăn đối với người bị ĐTĐ mắc bệnh lao rất khó khăn vì bệnh ĐTĐ phải ăn kiêng. Trong khi đó, bệnh lao cần phải bồi dưỡng. Cần kiêng hoặc hạn chế đường, trái cây ngọt, thức ăn có nhiều tinh bột… Tăng cường ăn những thực phẩm có nhiều chất xơ.

www.phunuonline.com.vn

đái tháo đường, bệnh lao, biến chứng đái tháo đường, tiểu đường


      © 2021 FAP
        202,260       557