PNO - Lao là một căn bệnh bắt nguồn từ sự lây nhiễm vi khuẩn mycobacterium tuberculosis. Tình trạng viêm nhiễm thường ảnh
Ảnh minh họa: internet
Lao tử cung được hiểu là tình trạng vi khuẩn gây bệnh tấn công vào thành tử cung. Trong khi đó, lao vùng xương chậu hoặc lao vùng sinh dục lại có nguyên nhân từ sự lây nhiễm vi khuẩn ở ống dẫn trứng đến thành tử cung.
Nguyên nhân gây ra bệnh lao tử cung
Lao không phải là một căn bệnh có liên quan đến gien di truyền. Đây là tình trạng viêm nhiễm xảy ra khi chúng ta tiếp xúc với những vi khuẩn gây bệnh đang hoạt động trong không khí (mầm bệnh được phát tán từ việc hắt hơi, sổ mũi hay dịch đờm khạc, nhổ của người bị lao). Trước tiên, chúng sẽ xâm nhập vào phổi rồi mới tấn công dần đến các cơ quan sinh dục. Tình trạng viêm nhiễm bắt đầu từ ống dẫn trứng và di chuyển xuống tử cung.
Dấu hiệu bệnh lao tử cung
Sẽ không có những triệu chứng rõ ràng về diễn tiến của bệnh, vì vi khuẩn lao có thể ẩn náu trong cơ thể người bị nhiễm bệnh từ 10 đến 20 năm. Tuy nhiên, bạn cũng có thể nhận thấy một số dấu hiệu như: tình trạng rối loạn kinh nguyệt, đột ngột giảm cân, đau ở vùng xương chậu, sốt trong thời gian dài, chảy máu vùng kín và vô sinh.
Việc chuẩn đoán lao tử cung sẽ rất khó khăn vì hầu hết các triệu chứng đều không rõ ràng ở những giai đoạn đầu. Do đó, cần đi khám để kịp thời phát hiện bệnh nếu bạn có những triệu chứng trên.
Cách điều trị
Nếu được điều trị ngay trong giai đoạn đầu, bệnh lao tử cung sẽ không nguy hiểm và có thể chữa khỏi hoàn toàn. Cơ thể người bệnh sẽ nhanh chóng hồi phục thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi hợp lý.
Y học đã có biện pháp điều trị loại vi khuẩn gây bệnh lao bằng thuốc ATT- một loại thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn mycobacterium tuberculosis rất hiệu quả. Quá trình điều trị thường kéo dài từ 6 đến 9 tháng, tùy vào giai đoạn nhiễm bệnh.
Nếu không được phát hiện sớm, bệnh lao tử cung sẽ khó điều trị hơn. Trường hợp vi khuẩn lao gây viêm màng trong của tử cung sẽ rất khó điều trị và có thể gây sẹo, khiến chu kỳ kinh nguyệt trở nên thất thường. Tình trạng vô sinh và khó đậu thai có thể xảy ra nếu như thành tử cung bị tổn thương quá mức.
Quá trình điều trị bệnh này thường kéo dài. Chính vì vậy, bạn cần kiên nhẫn và tuân thủ quy trình điều trị. Một chế độ ăn uống lành mạnh, uống thuốc đủ liều và nghỉ ngơi hợp lý là những yếu tố giúp bạn nhanh chóng khỏi bệnh.
Khi quá trình điều trị kết thúc, vi khuẩn gây bệnh lao vẫn có thể còn lưu trú trong cơ thể và hoàn toàn có khả năng gây bệnh trở lại.
Chế độ ăn uống
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân lao tử cung cần tập trung vào những yêu cầu sau:
- Ăn nhiều thực phẩm như rau có lá sẫm màu, trái cây, cà rốt, cà chua, anh đào, cải bó xôi, thực phẩm có hàm lượng chất sắt và vitamin B cao. Kẽm cùng với các nguyên tố vi lượng khác hay vitamin A cũng rất cần thiết.
- Bổ sung thêm những thực phẩm giàu protein như trứng, các loại đậu và cá. Phó mát, sữa hay các loại quả hạch cũng rất có ích cho người đang điều trị lao tử cung.
- Cung cấp đủ nguồn năng lượng cho cơ thể bằng các loại lương thực thô như ngũ cốc, gạo nguyên cám hay mì, nui…
- Giữ môi trường sống sạch sẽ và thoáng mát, tránh tiếp xúc với không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi. Nên tập những động tác thể dục nhẹ nhàng vào buổi sáng khi không khó còn trong lành và tươi mát.
- Khẩu phần ăn chứa nhiều calo cũng là một trong những yêu cầu quan trọng giúp duy trì sức khỏe và tăng cân trở lại.
Trong quá trình điều trị bệnh lao tử cung, hãy hạn chế những vấn đề dưới đây - Tránh những loại thức ăn và đồ uống theo yêu cầu của bác sĩ - Không hút thuốc lá - Không sử dụng các chất gây nghiện và đồ uống có chứa chất cồn. đồng thời nên hạn chế việc tiêu thụ những thứ có chứa chất caffeine như cà phê hay trà. - Tránh những thức ăn có nhiều chất béo hoặc có hàm lượng cholesterol cao. |
Tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh lao tử cung
Một số bệnh nhân khi sử dụng thuốc điều trị bệnh lao tử cung sẽ gặp phải những phản ứng phụ của thuốc như: không có cảm giác thèm ăn, ói mửa, cảm giác buồn nôn, đau bụng… Do đó, bạn cần tham khảo sự tư vấn của bác sĩ để tìm ra biện pháp giải quyết phù hợp nhất.
Chỉ cần luôn lạc quan, ăn uống lành mạnh, tránh những thói quen có hại cho sức khỏe, cố gắng tăng cân trở lại và giữ vững tinh thần đấu tranh với căn bệnh thì bạn sẽ nhanh chóng khỏi bệnh và hồi phục sức khỏe.
Hồng Xuân (Theo Parentingnation.in)
Bệnh lao tử cung, lao buồng trứng, lao vùng kín, bệnh lao có lây, lao tử cung là gì