Phong cách

Giảng viên đại học gây sốc với bài viết ví thầy trò như người bán kẻ mua

'Trường đại học không cần quan tâm đến vấn đề khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, không cần quan tâm đến gia cảnh sinh viên'.

Mới đây, Đại học Kinh tế Quốc dânkhiến sinh viêncảm thấy hoang mang trước quyết định tăng học phí thêm 30%. Sau đó không lâu bài viết “Học phí tăng - Học đi kẻo phí” xuất hiện trên trang Facebook cá nhân P.T.L. - một thầy giáo của trường Đại học Kinh tế Quốc dânkhiến dư luận chú ý và xuất hiện nhiều tranh cãi.

bai-viet-gay-soc-cua-thay-giao-dh-kinh-te-quoc-dan-ve-viec-tang-hoc-phi

Theo bài viết của P.T.L. thì mối quan hệ giữa nhà trường và sinh viên là quan hệ của người bán và người mua. Người bán không cần thiết phải quan tâm đến gia cảnh, khả năng chi trả của người mua bởi lẽ thuận mua vừa bán, có đủ khả năng chi trả thì mua. Ngay sau khi đăng tải bài viết này đã thu hút rất đông sự chú ý của cả sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân lẫn cộng đồng mạng.

Nhiều độc giả tuy không theo học hay công tác trong ngành kinh tế nhưng rất đồng tình với bài viết mang đậm chất kinh tế này của thầy P.T.L.: “Nghèo không phải cái tội mà phải tội cho người nghèo. Đồng ý với thầy, nhà điều kiện không bằng người ta thì phải cố mà học, không đua đòi ăn chơi và còn phải tranh thủ mà đi làm thêm. Quan trọng mục đích bài viết muốn người sinh viên chọn đúng trường với sở thích, khả năng bản thân và gia đình. Đọc bài của thầy xong tìm hướng giải quyết vì thực tế nó là vậy chứ không phải phản bác. Ngôn từ có chỗ khó nghe nhưng em nghĩ nó là sự thật phũ phàng và bài viết không phải để thể hiện sự đồng cảm của ai cả. Em không học kinh tế nhưng em nghĩ mình hiểu một phần nào đó”, Tăng Ngọc chia sẻ quan điểm.

Độc giả Truc Nguyen cũng bày tỏ ý kiến của mình: “Ủa thấy đúng mà. Các bạn cứ xem phim Mỹ thấy bọn con nít Tây nhà nghèo mà không kiếm được học bổng coi như ở nhà sửa xe kiếm sống đi nhé. Còn chuyện ra đường cầm tấm bằng có xin việc được hay không là do các bạn, chứ sao lại đổ cho trường. Nếu không ưng thì ban đầu có quyền từ chối mua dịch vụ, chả ai ép uổng”.

Nick name Barbie cũng bày tỏ quan điểm: “Ủng hộ thầy giáo. Các bạn sinh viên bây giờ không chịu hiểu học phí tăng là do nước ta dư thừa quá nhiều nguồn lực, phần lớn trong số đó thất nghiệp hoặc làm trái ngành. Thế thì tăng học phí để giảm lượng sinh viên đó có gì không đúng. Nhà trường đã nói là Nhà nước bớt ngân sách, chả liên quan gì tới chất lượng cả vì nếu chất lượng vớ vẩn sinh viên đã không đâm đầu vào đây. Sinh viên mở miệng là than nghèo kể khổ, thế mà vẫn có tình trạng bỏ học, ngủ trong lớp, nợ môn. Tại sao cần phải bán “sản phẩm giáo dục” đó cho họ với giá rẻ? Chẳng thà tăng giá, rồi cho các bạn thật sự xuất sắc học bổng. Nếu đam mê và có năng lực thật sự sợ gì không có học bổng, hoặc vay tiền đóng học?”.

bai-viet-gay-soc-cua-thay-giao-dh-kinh-te-quoc-dan-ve-viec-tang-hoc-phi-1

Cũng không ít bình luận tỏ ra bất bình trước bài viết này bởi trên thực tế rất nhiều bạn sinh viên có lực học và ý thức tốt tuy nhiên hoàn cảnh gia đình rất vất vả, khó khăn về tài chính: “Đồng ý với thầy, với lý luận thầy đưa ra, em không có thể cãi được điều gì. Nó đúng hoàn toàn trong góc nhìn về kinh tế. Còn góc nhìn về nhân văn, thầy đã xem xét chưa? Tại sao có người dành cả đời để đấu tranh cho sự bình đẳng của quyền con người. Những quyền cơ bản như quyền được sống, quyền được tiếp cận giáo dục, y tế cần được đảm bảo duy trì. Tại sao, dù biết là thế giới này không công bằng, nhiều người nỗ lực đến chết để mang đến giá trị cho cuộc sống của những mảnh đời khó khăn. Họ cố gắng thu hẹp khoảng cách của giàu nghèo, bất bình đẳng. Thầy ạ, có phải người giàu ngày càng giàu lên, người nghèo ngày càng nghèo đi không? Theo em, đó có thể là do nền tảng giáo dục của những gia đình giàu có tốt hơn, họ được học hành tốt hơn, môi trường tốt, không phải lo nghĩ những thứ nhỏ nhặt mà chuyên tâm vào đầu tư phát triển bản thân”, Huy Tùng cho biết.

Một bạn có tên Phạm Thị Thanh Nhàn cũng đưa ra ý kiến: “Nếu theo quan điểm của thầy thì thầy cô chỉ là nhân viên bán hàng, bán tri thức thôi ạ. Vậy thì bọn em cũng chỉ coi thầy cô là người bán hàng trong quan hệ hàng hóa được không ạ? Vậy sao không đổi cách xưng hô luôn đi cho tiện ạ. Sự tôn trọng giữa thầy cô và học trò không biết có còn không. Đâu phải cứ nỗ lực và trả chi phí đầu tư sẽ sinh ra được lợi nhuận cho tương lai”.

Trước không ít những ý kiến trái chiều xoay quanh việc tăng học phí, bạn đọc Ngô Ngọc Vân bình luận: “Thế thì con nhà nghèo chẳng bao giờ có hy vọng được vào những ngôi trường danh giá vì không có tiền”.

>> Nguyên văn bài viết "Học phí tăng - Học đi kẻo phí" của thầy giáo Đại học Kinh tế Quốc Dân

Maruko Chan

NgoiSao.net

tăng học phí, ĐH Kinh tế Quốc dân, gây sốc - Giảng viên đại học gây sốc với bài viết ví thầy trò như người bán kẻ mua


      © 2021 FAP
        6,558,811       99