Chuyện lạ

Cắt đôi bóng tennis dán vào ghế, cô giáo khiến phụ huynh học sinh trầm trồ thán phục

Tại sao cô giáo lại có hành động kỳ lạ đó, không ai hiểu được nhưng đến khi biết rồi thì gật gù khen ngợi.

Bên cạnh việc truyền tải những kiến thức giáo dục cơ bản cần thiết, các giáo viên còn phải dạy cho học sinh những bài học về cuộc sống, về cách cư xử đúng mực hay chỉ đơn giản là làm thế nào để có thể tương tác, giao tiếp với mọi người xung quanh. 

Vì vậy, không sai khi nói giáo viên là một công việc vô cùng khó và càng khó hơn khi đó là giáo viên của những học sinh đặc biệt – những học sinh mắc các dị tật về ngôn ngữ. 

Cắt đôi bóng tennis dán vào ghế, cô giáo khiến phụ huynh học sinh trầm trồ thán phục - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Dù vất vả nhưng có những người thầy, cô vẫn luôn cố gắng, nỗ lực hết sức mình để mang những điều tốt đẹp nhất đến cho học sinh của mình. Và cô Amy Maplethorpe, một chuyên gia trị liệu các dị tật về lời nói, là minh chứng.

Cắt đôi bóng tennis dán vào ghế, cô giáo khiến phụ huynh học sinh trầm trồ thán phục - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Là một chuyên gia làm việc lâu năm tại khoa ngôn ngữ thuộc trường Raymond Ellis Elementary School, cô giáo Amy thấu hiểu được những vấn đề hay nói cách khác là những trở ngại trong quá trình học tập của các em học sinh, những đứa trẻ có vấn đề về rối loạn ngôn ngữ. 

Cắt đôi bóng tennis dán vào ghế, cô giáo khiến phụ huynh học sinh trầm trồ thán phục - Ảnh 3.

Cô giáo Amy đã thành công với cách làm độc đáo của mình.

Hầu hết những trẻ em mắc các khuyết tật đều có một giác quan hay cảm giác rất nhạy cảm. Việc di chuyển bàn ghế trong lớp học tạo ra thứ âm thanh khó chịu, do đó khiến các em gặp phải vấn đề về cảm giác, gây khó khăn trong quá trình tiếp thu bài học. Vì vậy cô đã nghĩ ra một ý tưởng tuyệt vời giúp các em khắc phục được khó khăn từ những quả bóng tennis quen thuộc. Amy đã sử dụng chúng để gắn vào chân bàn ghế nhằm hạn chế việc tạo ra những âm thanh chói tai khó chịu.

Cắt đôi bóng tennis dán vào ghế, cô giáo khiến phụ huynh học sinh trầm trồ thán phục - Ảnh 4.

Nếu ai không biết rõ mục đích thì sẽ vô cùng ngạc nhiên khi bước vào lớp học mà chân bàn, ghế nào cũng được gắn quả bóng tennis.

Ý tưởng này đến với Amy cũng khá tình cờ. Sau một vài lần lang thang trên Pinterest, một trang web chứa đựng khá nhiều ý tưởng hay và có ích trong cuộc sống được mọi người chia sẻ, Amy bắt gặp một vài ý tưởng tương tự từ những quả bóng tennis, từ đó cô bắt đầu tự xây dựng kế hoạch của riêng mình.

Sau khi tạo ra những chiếc ghế được gắn bóng tennis và thử nghiệm với học sinh trong trường, sáng kiến độc đáo và hữu ích của Amy đã được chia sẻ rộng rãi trên trang Facebook của trường đồng thời nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ mọi người.

"Những chiếc ghế tựa được gắn bóng tennis ở chân tạo sự thay đổi về kết cấu giúp học sinh, những đứa trẻ gặp khó khăn trong việc xử lý thông tin do các tác động từ cảm giác của chính mình và từ môi trường xung quanh, có thể điều hòa cảm giác dễ dàng hơn. Những học sinh mắc rối loạn phổ tự kỷ, hội chứng Down, rối loạn xử lý cảm giác... cũng có thể thuận lợi hơn trong quá trình học tập với những chiếc ghế như thế này", trích một đoạn chia sẻ.

Cắt đôi bóng tennis dán vào ghế, cô giáo khiến phụ huynh học sinh trầm trồ thán phục - Ảnh 5.

Quả bóng tennis bé nhỏ không ngờ lại có tác dụng lớn đến như vậy.

Mặc dù với những học sinh ở những độ tuổi khác nhau hay gặp phải những vấn đề bệnh lý khác nhau, kết quả sẽ khác, nhưng Amy nhận ra một điều rằng ở các em đang có những thay đổi, theo hướng tích cực.

"Các em học sinh lớn nhất đã được sử dụng loại bàn ghế này, các em có thái độ kiên nhẫn hơn và bắt đầu đi theo những bước, bài học mà giáo viên hay các chuyên gia hướng dẫn", Amy nói trong buổi phỏng vấn với Huffington Post.

Sau khi xuất hiện trên trang Facebook của trường Raymond Ellis Elementary School, sáng kiến của Amy đã nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người ngoài trường, thậm chí ý tưởng của cô còn được "cover" rất đông đảo.

(Nguồn: Litttlething)

aFamily

chuyện lạ, ý tưởng mới lạ, ý tưởng sáng tạo, cô giáo, giáo viên, phụ huynh học sinh, hành động kỳ lạ, học sinh đặc biệt, hội chứng Down


      © 2021 FAP
        805,348       894