Chuyện lạ

Hóa ra đây là lý do chúng ta phải ngủ mỗi ngày: Ngủ để quên đi

Nhắm mắt lại, chìm vào chiêm bao để não bộ được "dọn dẹp" cho những kí ức mới. Đây là kết luận của 2 nghiên cứu khoa học gần đây.

"Vì sao chúng ta cần ngủ?" là câu hỏi khiến giới khoa học đau đầu và đã bỏ công nghiên cứu qua rất nhiều năm. Trong khi một số giả thuyết cho rằng ngủ là cách tự nhiên nhất giúp cơ thể phục hồi sau một ngày mệt mỏi và tái tạo cho một ngày mới, những người khác lại cho rằng ngủ giúp các loài động vật trốn khỏi kẻ săn mồi.

Hóa ra đây là lý do chúng ta phải ngủ mỗi ngày: Ngủ để quên đi - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, 2 nghiên cứu gần đây được đăng trên tờ Science (Mỹ) đã đưa ra một lời giải thích hoàn toàn khác, chúng ta ngủ chính là để quên đi một phần những thứ đã trải qua và học được sau một ngày dài.

Nghiên cứu đầu tiên được thực hiện từ năm 2003 bởi Tiến sĩ Giulio Tononi và Chiara Cirelli, Đại học Wisconsin-Madison. Theo kết luận của 2 nhà khoa học, vào cuối ngày, não bộ thường xuyên bị quá tải, các kết nối giãn căng và tràn ngập tất cả các cuộc nói chuyện, hình ảnh, ý tưởng. Việc ngủ sẽ giúp các kết nối đó yếu đi, đặc biệt "dọn dẹp" bộ não chuẩn bị cho những kí ức tiếp theo.

Nghiên cứu thử nghiệm trên chuột cho thấy, 18% các khớp thần kinh (kết nối giữa các tế bào não nhằm tạo kí ức và thông tin) bị co lại trong khi ngủ. Những khớp thần kinh này sẽ tiếp tục căng ra suốt ngày hôm sau trước khi tiếp tục co lại vào buổi tối.

Hóa ra đây là lý do chúng ta phải ngủ mỗi ngày: Ngủ để quên đi - Ảnh 2.

Ngủ là 1 phần quan trọng để não bộ thu thập thông tin và xửa lý kí ức.

Nghiên cứu thứ 2 được thực hiện bởi tiến sĩ Graham H. Diering và nhóm nghiên cứu của trường Đại học Johns Hopkins. Nhóm đã sử dụng kính hiển vi điện tử để quan sát lượng protein trong não chuột để chứng minh cho các giả thiết đưa ra. Trong khi ngủ, các khớp thần kinh đã hấp thụ một loại protein tên "homer1a" làm giảm ảnh hưởng và độ căng giữa các kết nối. Điều này hoàn toàn trái ngược với khi những con chuột tỉnh táo, "homer1a" sẽ hoàn toàn bị đẩy ra khỏi các khớp thần kinh.

Các nghiên cứu này được đăng chỉ vài tháng sau khi một nghiên cứu của Na-Uy sử dụng những ảnh chụp đầu tiên về các khớp thần kinh trong não để đưa ra giả thiết ngủ làm gãy kết nối đó.

Hóa ra đây là lý do chúng ta phải ngủ mỗi ngày: Ngủ để quên đi - Ảnh 3.

Nghiên cứu cho thấy các khớp thần kinh của những người phải thức liên tục trong một khoảng thời gian dài bị bão hòa dần và khả năng nhận thức cũng như ghi nhớ kém hơn những người được nghỉ ngơi đầy đủ.

Để chứng minh điều này, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Freiburg đã thực hiện nghiên cứu trên 20 sinh viên có độ tuổi từ 19-25. Những người tham gia sẽ có một giác ngủ thật ngon khoảng 7 tiếng trước khi hoạt động liên tục trong vòng 24h tiếp theo mà không có sự hỗ trợ của caffein. 

Thí nghiệm này được thực hiện lặp đi lặp lại dưới sự quan sát được gắn liền với não bộ mỗi người tham gia. Nghiên cứu cho thấy các khớp thần kinh của những người phải thức liên tục trong một khoảng thời gian dài bị bão hòa dần và khả năng nhận thức cũng như ghi nhớ kém hơn những người được nghỉ ngơi đầy đủ.

Như vậy, các nghiên cứu mới này đã bổ sung bằng chứng quan trọng cho quan điểm ngủ là 1 phần quan trọng để não bộ thu thập thông tin và xử lý kí ức. Chính vì vậy, dù bạn đang rất bận rộn nhưng giành 1/3 mỗi ngày cho việc quan trọng này nhé.

(Nguồn: Tổng hợp)

aFamily

nghiên cứu khoa học, nhà khoa học, giấc ngủ, chuyện lạ


      © 2021 FAP
        632,503       267