Nhiều người thường nói rằng vì máu thơm nên hay bị muỗi đốt hơn những người khác. Sự thật có phải như vậy?
Không ít người trong chúng ta từng kêu ca vì sao ngồi cùng một chỗ, làm cũng một việc mà tại sao muỗi cứ nhắm vào bạn để đốt mà không phải những người khác.
Chắc hẳn bạn đã từng hỏi sao những con muỗi đáng ghét cứ ní chân mình để đốt?
Quả thật, trong cuộc sống luôn có những người bị muỗi đốt nhiều hơn những người khác. Lý do nào khiến bạn trở thành mục tiêu của loài côn trùng khát máu này? Dưới đây là một số lý giải khoa học cho hiện tượng này.
Theo các nhà khoa học, muỗi là một trong những loài côn trùng "khó tính", chúng luôn có sự chọn lọc đối tượng châm chích và sẽ tìm những gì tốt nhất cho trứng của mình. Rất nhiều yếu tố tác động đến quyết định của loài muỗi khi chọn "bữa ăn" cho mình như mùi hương, nhóm máu, nồng độ CO2 hay thâm chí cả nơi bạn đang đứng.
1. Do nhóm máu
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người nhóm máu O dễ bị muỗi chích cao hơn gấp 2 lần nhóm máu B, còn nhóm máu A ít bị muỗi chích hơn nhóm máu B. Thêm vào đó, 85% người trong số chúng ta tiết ra chất giúp muỗi nhận biết nhóm máu và họ cũng có khả năng bị muỗi đeo bám hơn 15% còn lại.
2. Nồng độ CO2
Nhà nghiên cứu Richard Pollack, làm việc tại Trường Y tế cộng đồng Harvard, cho biết muỗi rất giỏi trong việc tìm đến mục tiêu bằng cách lần theo nơi có nhiều CO2.
"Nếu bạn vừa tập thể dục mạnh xong, bạn sẽ giải phóng nhiều CO2 hơn trong một khoảng thời gian ngắn, và điều đó càng thu hút muỗi hơn", Richard nói.
3. Hơi người
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng loài côn trùng hút máu này cũng bị hấp dẫn bởi mùi mồ hôi, axit lactic, axit uric và octenol.
Axit lactic thì được giải phóng qua các lỗ chân lông trên da, đặc biệt sau khi người tập thể dục thể thao. Loại axit này thường xuất hiện nhiều hơn trên da của một số người, đặc biệt là những người thường xuyên ăn những thực phẩm như phô mai, đậu tương, sữa chua hay rau, dưa muối.
Axit uric là một loại hóa chất được tìm thấy nhiều trong nước tiểu, nhưng nó cũng có thể tích tụ trong da người. Còn Octenol được tìm thấy trong mồ hôi và hơi thở của người, nên nếu bạn ướt đẫm mồ hôi hoặc thở mạnh, bạn sẽ sản sinh ra chất hóa học này nhiều hơn
4. Màu quần áo bạn mặc
Nếu bạn sắp tham gia một buổi picnic và muốn tránh bị muỗi đốt, hãy tránh mặc bộ đồ tối màu hoặc đen toàn thân. Nếu mặc bộ tối màu, bạn sẽ ở vị trí ngược sáng và muỗi có thể nhìn thấy bạn.
Một số loài muỗi là những kẻ đi săn theo ánh sáng, và chúng tìm kiếm dấu hiệu của sự sống ở phía ngược sáng. Các cử động cũng thu hút sự chú ý của chúng.
6. Cách phòng tránh
Đừng bao giờ tin những người nói rằng họ không bao giờ bị muỗi đốt. Thực tế thì tất cả chúng ta đều đã từng bị muối chích. Vấn đề là ít hay nhiêu mà thôi. Vậy làm thế nào để ngăn muỗi đốt?
Bên cạnh việc mặc đồ sáng màu, tránh ra khỏi nhà lúc hoàng hôn và nhá nhem tối, bạn nên tuân theo các mẹo sau:
Mặc áo dài tay, quần dài và tất khi ra ngoài, tránh các hoạt động ngoài trời ở thời điểm bình minh hoặc chạng vạng tối, là giờ hoạt động cao điểm của muỗi.
Dùng lưới chống muỗi ở các cửa sổ và thường xuyên loại bỏ các vũng nước tù, đọng quanh nhà.
Ngoài ra dùng quạt thổi cũng khiến cho muỗi không thể hạ cánh và cắn người. Trong một số trường hợp, các loại xịt chống muỗi hay thuốc muỗi cũng sẽ rất hữu ích đối với những nơi có quá nhiều muỗi hoạt động.
(Nguồn: Tổng hợp)
chuyện lạ, muỗi đốt, phòng tránh muỗi đốt, Biết chưa nhỉ?, nhà khoa học, Nồng độ CO2, Tập thể dục