Chuyện lạ

Choáng ngợp với những “đội quân động vật” vừa đông vừa đáng sợ

Từ dơi đến hải mã, những loài động vật này có thể di chuyển thành đàn với số lượng kỉ lục mà không chút khó khăn.

Loài người chúng ta thường nghĩ rằng mình đã thực sự chinh phục được thế giới hàng trăm năm nay và đang yên vị trên vị trí mắt xích cao nhất của chuỗi thức ăn. Thế nhưng, nếu bạn chiêm ngưỡng những “binh đoàn động vật” dưới đây di chuyển thành đàn với số lượng khổng lồ như thế nào, bạn sẽ cảm tưởng như chúng có thể càn quét hành tinh này dễ dàng như trở bàn tay.

1. Loài dơi hoa quả khổng lồ
Hang dơi Monfort có thể chứa trên dưới 2 triệu con dơi.
Samal là một hòn đảo xinh đẹp của Philippines. “Thành phố Vườn Đảo” này chính là thiên đường đối với những cặp đôi muốn hưởng tuần trăng mật, với những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, những bãi biển hấp dẫn, những khu nghỉ mát sang trọng, và thậm chí là một cái lỗ khổng lồ trên mặt đất chứa đầy dơi.
Chiếc hố sâu hun hút chứa hàng triệu con dơi cứ như một cơn ác mộng.
Hang dơi Monfort là nhà của bầy dơi lớn nhất thế giới. Đây là giống dơi ngựa đuôi lớn, thuộc họ nhà dơi đại. May mắn thay là loài dơi này ăn hoa quả chứ không hút máu, nhưng kể cả vậy thì con số 1,8 triệu đến 2,3 triệu con dơi sinh sống tại đây cũng đủ để khiến bất cứ ai cũng phải rùng mình.
May mắn là loài Dơi đại này chỉ ăn hoa quả chứ không hút máu.

Những người nông dân ở khu vực lân cận thì không thích cái hang này lắm, nhưng điều đó không ngăn cản người chủ của khu vực này – vốn là một khu bảo tồn – lên kế hoạch xây thêm hang cho lũ dơi để giải quyết vấn đề "gia tăng dân số" của chúng. Cái hang hiện tại đã chật kín dơi đến nỗi một số con dơi phải ngủ dưới đất ở bên ngoài hang, làm thu hút hàng đàn chuột và rắn săn mồi, điều khiến cho không ai trong vòng 8 km xung quanh dám sinh sống ở đó.

Nếu bạn thắc mắc liệu một đàn hàng trăm triệu con dơi bay cùng nhau sẽ trông như thế nào, thì dưới đây là câu trả lời.
 
doi-quan-dong-vat
Bầy dơi bay phủ đen bầu trời.
Đó là ở Kasanka, Zambia, nơi ước tính có từ 10 đến 15 triệu con dơi hoa quả di cư từ cuối tháng 10 đến tháng 12, vặt trụi hơn 1 tỉ cây hoa quả mà chúng đi qua. Những con vật này không có chiếc hang nào để ngủ lại trong suốt quá trình di cư, nên chúng sẽ đậu trên các cành cây, bụi cỏ và bất cứ bề mặt nào có thể. “Cơn bão dơi” khủng khiếp này được coi là đàn động vật có vú di cư lớn nhất thế giới, dễ dàng bỏ xa loài đứng thứ 2 là linh dương ở Maasai Mara – với 2 triệu con di cư từ Tanzania đến Kenya mỗi năm – và trông cũng đáng sợ hơn gấp ngàn lần.

2. Cua
Hàng ngàn con cua đỏ hàng năm tụ tập đến Đảo Giáng sinh.
Cua có lẽ là nấc thang tiến hóa chỉ hơn con gián một bậc nếu nói về mức độ được tôn trọng của chúng trong vương quốc động vật, nên sẽ thật khó tưởng tượng ở đâu đó người ta sẽ sẵn sàng chặn các con đường lớn để nhường đường cho chúng di chuyển.

Tuy nhiên, đúng là ở Đảo Giáng sinh, một hòn đảo bé xíu chỉ rộng 134,7 km vuông nằm ở Ấn Độ Dương, thuộc Australia, điều đó lại xảy ra mỗi năm một lần vào từ tháng 10 đến tháng 12. Cứ vào thời điểm này, hàng chục triệu con cua đỏ lại tụ tập về đây để sinh sản và đó là lí do tại sao không có một tài xế nào dám cản đường chúng, nếu không sẽ dễ dàng bị những sinh vật bé nhỏ này lật úp phương tiện và trừng phạt.

Hằng năm chỉ trong vài tuần, người dân tại Đảo Giáng sinh lại phải chịu đựng cảnh tượng kinh dị khi loài cua đỏ di cư đến. Hơn 12 km hàng rào được dựng lên dọc các tuyến đường, và những lối đi hoặc cây cầu chuyên biệt được xây dựng chỉ để giúp những con cua đến mùa động dục hành quân khắp hòn đảo.
Chiếc cầu được xây chỉ để giúp đàn cua di chuyển dễ dàng hơn.
Cứ thử tưởng tượng đứng giữa đàn cua như thế này thì dù dũng cảm đến mấy cũng phải thấy khiếp sợ.
Không chỉ xâm lăng trên mặt đất, loài cua còn có thể diễu binh dưới đáy biển nữa. Đó chính là loài cua nhện khổng lồ mà hằng năm vẫn bò ngang dọc dưới nước với số lượng là hàng ngàn con.
Cảnh tượng cua nhện khổng lồ di cư dưới lòng nước.
Chúng sẽ thay lớp vỏ bên ngoài và để lại hàng ngàn chiếc vỏ rỗng.
Chúng có một nhiệm vụ là lột xác: đầu tiên chúng sẽ tự lật mặt lưng úp xuống rồi nằm yên bất động trong nhiều giờ liền, cuối cùng chui ra khỏi lớp vỏ ngoài đã cũ với một chiếc vỏ mới màu cam mới và ẩm ướt. Và tất nhiên, toàn bộ “tập đoàn” này sẽ “thức dậy” và thoát ra khỏi vỏ cũ cùng một lúc với nhau, điều này khiến bạn có cảm tưởng số lượng của chúng đã gấp đôi: Một nửa là chính đàn cua và nửa còn lại là hàng ngàn chiếc vỏ chất thành đống.
3. Châu chấu
Khỏi nói cũng biết độ tàn phá của một trong số những bệnh dịch cổ đại này.

Những đàn châu chấu phủ kín bầu trời không phải chuyện đùa: chúng có thể tàn phá hàng ngàn tấn thực vật một ngày, ảnh hưởng lên ngành sản xuất thực phẩm của nhiều đất nước.
doi-quan-dong-vat
Châu chấu có thể tàn phá khối lượng nông sản cực lớn của một đất nước.

Đó chưa phải là tất cả. Theo những nghiên cứu gần đây, việc di trú của châu chấu còn chứa đựng một sự thật kinh hãi về “cơn bão” gồm toàn những con trùng đói ngấu này. 

Câu trả lời của việc châu chấu luôn bay thành đàn với số lượng lớn không phải là để tạo tạo ra trấn áp tinh thần bằng lực lượng, mà là để ăn thịt lẫn nhau.
Châu chấu sẵn sàng ăn thịt lẫn nhau để nạp năng lượng cho quãng đường bay dài đằng đẵng.

Các nhà khoa học nghĩ rằng: Các đàn châu chấu bay với số lượng lớn là tập hợp của những con châu chấu vừa phải bay điên cuồng để thoát khỏi việc bị ăn thịt, vừa là để cố gắng săn lấy một con đồng loại bay phía trước. Loài châu chấu vốn ăn cỏ đã tiến hóa để có thể ăn thịt lẫn nhau, nhất là khi chúng cần bổ sung thêm chất protein và muối, điều rất thường xuyên xảy ra vì hầu như không bao giờ đủ thức ăn để nuôi hết cả đàn châu chấu khổng lồ như vậy.
Từ việc ăn cỏ, chấu chấu đã tiến hóa để tìm nguồn thức ăn từ chính cơ thể đồng loại.
4. Hồng hạc
Đàn hồng hạc khổng lồ bao trùm cảnh vật.
Hồ Natron nằm ở biên giới giữa Tanzania và Kenya là một hồ nước có độ ăn mòn rất cao đến nỗi nước ở đây có thể phá hủy da của hầu hết loài động vật nào nếu chẳng may tiếp xúc. Chỉ hầu hết thôi, vì những đàn hồng hạc thì vẫn đậu ở đây như thường mà chẳng làm sao cả. Đối với chúng, Hồ Natron không chỉ là điểm tụ tập số 1, mà đây còn là nơi chúng có thể tìm kiếm bạn tình vào mùa sinh sản.
doi-quan-dong-vat
Các hồ muối kiềm là địa điểm ưa thích của hồng hạc.
Loài chim di trú với số lượng lên tới 2,5 triệu con giữa các hồ muối kiềm ở thung lũng Rift, Đông Phi, khi mà nguồn thức ăn trở nên cạn kiệt và mùa sinh sản đến gần. Chúng có thể tạo ra một cảnh tượng phủ màu hồng cực kì choáng ngợp bao trùm lấy mặt đất và hồ nước, nhất là khi nhìn từ trên cao xuống. Thỉnh thoảng bầy chim hồng hạc có thể xếp thành hình chim khổng lồ, không rõ là vô tình hay có chủ đích.
doi-quan-dong-vat
Một hình ảnh rất thú vị khi đàn hồng hạc "xếp hình" con chim khổng lồ.
5. Cá mòi và cá trống
Hàng tỉ con cá mòi di chuyển cùng một lúc như một tập thể thống nhất.
Hiện tượng cá mòi di cư có thể nhìn thấy trong phim ảnh chính là sự di cư lớn nhất hành tinh của loài cá. Hàng tỉ con cá mòi sẽ di chuyển băng qua bờ biển Nam Phi theo mùa mỗi năm, tạo ra cảnh tượng đáng kinh ngạc dưới mặt nước mà bạn có thể thấy thích thú hoặc kinh sợ, tùy theo cách suy nghĩ của bạn.
doi-quan-dong-vat
Đàn cá mòi có thể tạo ra những hình thù kì lạ để làm kẻ thù "hoa mắt".
doi-quan-dong-vat
Cá mòi tập hợp lại thành một quả bóng vĩ đại bằng bạc.
(Nguồn: Cracked)
aFamily

chuyện lạ, chuyện lạ về động vật, di cư


      © 2021 FAP
        807,759       114