Loài ếch gỗ Alaska bị vùi mình trong tuyết suốt mùa đông lạnh giá. Những tưởng chúng đã biến thành món ếch đông lạnh, ai ngờ khi mùa xuân đến chúng dần dần hồi sinh khi tuyết tan.
Một số loài sinh vật có khả năng chống chịu nhiệt độ âm một cách tài tình, nhưng chắc không có loài nào lại chịu đựng giỏi như loài ếch gỗ Alaska. Loài động vật lưỡng cư nhỏ bé này hầu như bị đông đá hoàn toàn suốt mùa đông, và chúng sống lại một cách kì diệu khi mùa xuân tới.
Suốt nhiều tuần liền trong thời gian ngủ đông, hơn 60% cơ thể của ếch bị đông đá. Nó ngừng thở và tim ngừng đập. Về mặt thể chất như hoạt động chuyển hóa và quá trình đào thải đều ngừng hoạt động. Don Larson, nghiên cứu sinh tại Fairbanks, Alaska cho biết: “Về mọi mặt, nó hầu như đã chết”. Theo như nghiên cứu của ông, loài ếch gỗ có thể sống sót trong môi trường nhiệt độ lạnh -9 độ C tới -18 độ C.
Loài ếch gỗ có thể sống sót trong môi trường nhiệt độ lạnh -9 độ C tới -18 độ C.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng lý do của hiện tượng thần kỳ này là do trong mô của loài ếch gỗ có nồng độ cao chất bảo quản lạnh. Đó là những chất tan, bao gồm glucose và urea giúp chúng sống sót.
Hầu hết các loài động vật khi tiếp xúc với nhiệt độ dưới 0 độ C trong một thời gian dài có thể gây ra co rút tế bào. Trong quá trình này, nước được lấy từ các tế bào của cơ thể để tạo thành băng, cuối cùng chúng hút khô và giết chết các tế bào. Nhưng với những con ếch gỗ, nhờ có chất bảo quản lạnh mà ngăn ngừa được việc co rút tế bào.
Những chất tan, bao gồm glucose và urea giúp loài ếch gỗ sống sót.
Nhờ những con ếch gỗ kì diệu này mà các nhà nghiên cứu y khoa đã tìm ra phương pháp đông lạnh và rã đông các cơ quan, các mô sống mà không gây tổn hại cho chúng, được áp dụng lên một số lĩnh vực như cấy ghép nội tạng.
(Nguồn: Oddity)