Giải trí

Thanh Tùng và những điều còn lại trên con đường âm nhạc

"Hoa vẫn hồng trước sân nhà tôi. Chim vẫn hót sau vườn nhà tôi. Giọt nắng bâng khuâng, giọt nắng rơi rơi bên thềm. Bài hát bâng khuâng, bài hát mang bao kỷ niệm. Những ngày đã qua"... lời Thanh Tùng viết thường đi thẳng đến trái tim người nghe bằng những cảm xúc chân thật nhất.

Rạng sáng ngày 15/3, nhạc sĩ Thanh Tùng đã từ trần. Sau nhiều năm chiến đấu với bệnh tật, cuối cùng vị nhạc sĩ của những ca khúc làm say đắm lòng người đã trở về bên đất mẹ. Nhìn lại chặng đường nghệ thuật đã qua, người hâm mộ không khỏi thương tiếc khi những cung đàn nay đã vắng bóng ông. 
thanh tùng 1
Nhạc sĩ Thanh Tùng khi còn chưa mắc bệnh
Nhạc sĩ Thanh Tùng tên đầy đủ là Nguyễn Thanh Tùng, ông sinh ngày 15/9/1948 tại Nha Trang, Khánh Hòa. Năm 6 tuổi ông theo cha mẹ tập kết ra Bắc và lớn lên tại Hà Nội. Sau đó ông sang học tại Nhạc viện Bình Nhưỡng, Triều Tiên và tốt nghiệp năm 23 tuổi.
Từ năm 1971 - 1975 Thanh Tùng là chỉ huy dàn nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam II. Sau 1975, Thanh Tùng về sống tại TP.HCM và là người có công xây dựng Dàn nhạc nhẹ của đài truyền hình TP.HCM. Suốt hơn 40 năm sống cùng âm nhạc, Thanh Tùng đã để lại cho đời nhiều tác phẩm âm nhạc giá trị.

thanh tùng 2
Những năm tháng cuồi đời, nhạc sĩ Thanh Tùng phải ngồi xe lăn vì bị bại liệt
Giọt sương trên mí mắt
Ca khúc Giọt sương trên mí mắt từng được nhiều ca sĩ thể hiện, tuy nhiên gây ấn tượng nhất là "cô Bống" Hồng Nhung. Năm 1994, Hồng Nhung đã hát Giọt sương trên mí mắt tại chương trình Tình ca 19. Từ đó, ca khúc này trở thành một trong những đỉnh cao sự nghiệp của Hồng Nhung. Lời nhạc giản dị, đầy ý nghĩa giúp ca khúc đi sau vào lòng người. Giọt sương trên mí mắt liên tục lọt vào Topten Làn sóng xanh 1997, giải Top ten ca nhạc 1997 của VTV3 và nhiều bảng xếp hạng âm nhạc khác. Đến nay, Giọt sương trên mí mắt vẫn được khán giả yêu mến nồng nhiệt.
Giọt sương trên mí mắt: Hồng Nhung
Hát với chú ve con
Sau Giọt sương trên mí mắt, Hồng Nhung lại một lần nữa bùng nổ cùng ca khúc Hát với chú ve con. Đây là bài hát được nhạc sĩ Thanh Tùng viết năm 1984 để tặng một cô gái rất đẹp nhưng có số phận bất hạnh. Hãy lạc quan, yêu đời là lời nhắn nhủ cho cô gái cũng như bao người trong cuộc sống. Hồng Nhung cũng coi mình như “chú ve con” đi hát và mang niềm vui đến cho mọi người.
Hát với chú ve con - Hồng Nhung
Trong đêm nhạc Thanh Tùng - Lối cũ ta về tổ chức năm 2011, Hồng Nhung đã say mê thể hiện lại bài hát này. Hình ảnh "cô Bống" hồn nhiên cất tiếng: “Đừng mang trong lời ca những nỗi ưu phiền, đừng mang cho tình yêu những tiếng ca buồn này chú ve bé con…” đã làm xúc động bao thế hệ người yêu nhạc.
Một mình
Một mình là ca khúc mang màu sắc tự sự, trầm buồn của nhạc sĩ Thanh Tùng. Lời bài hát được cho như tiếng lòng nhạc sĩ dành cho người vợ đã khuất của mình. Khi Một mình được phát hành, nhiều phụ nữ đương thời đã xem Thanh Tùng như thần tượng, không chỉ vì chất nhạc đầy cảm xúc mà còn bởi tấm lòng thủy chung ông dành cho vợ. 
Một mình - Hồng Nhung
Rung cảm chân thành trong từng lời ca, từ giọt mồ hôi tóc mai cho đến buổi tan ca đón con về. Nó thật đến mức không ai hồ nghi về tính cô đơn nghệ sĩ thường đưa ra như một thứ men sáng tạo đơn thuần: “Vắng em đời còn ai với ai. Ngất ngây men rượu say. Đêm đêm liêu xiêu con đường nhỏ. Cô đơn, cùng với tôi về”.
Trái tim không ngủ yên
"Nếu anh nói anh vẫn chưa yêu. Là thật ra anh đang dối mình. Còn anh nói đã trót yêu em rồi. Là hình như anh đang dối em. Rồi một ngày vắng em, bước chân buồn tênh. Rồi từng ngày nhớ em, trái tim không ngủ yên. Thôi xin em hãy hờn dỗi như ngày mới quen nhau. Thôi xin em hãy hờ hững như là đã xa nhau...".
Trái tim không ngủ yên - Mỹ Linh và Bằng Kiều
Nếu Hồng Nhung gắn liền với Giọt sương trên mí mắt thì Bằng Kiều - Mỹ Linh lại làm nên tên tuổi cùng Trái tim không ngủ yên. Đây là ca khúc làm thổn thức trái tim của nhiều người mỗi khi nghe lại, đặc biệt trong giai đoạn đang yêu, Trái tim không ngủ yên lại càng có sức công phố và đi vào lòng người hơn.
Lối cũ ta về
Lối cũ ta về là một trong những ca khúc được nhiều thế hệ khán giả đón nhận nhất của nhạc sĩ Thanh Tùng. Nhắc đến bài hát này, hình ảnh nhạc sĩ Thanh Tùng ôm đàn guitar, mộc mạc cất lên tiếng hát vào những năm 1997 - 1998 vẫn còn in đậm trong tâm trí nhiều khán giả.
Lối cũ ta về không chỉ hay vì lời nhạc mà còn khiến người nghe nao lòng bởi tâm sự chất chứa trong đó. Lối cũ ta về rất buồn, buồn vì từng khúc nhạc cho đến từng lời tâm sự của một người chồng thốt lên trong giây phút tiễn biệt vợ đi xa mãi. "Lối cũ ta về. Dường như nhỏ lại. Trời xanh xanh mãi, một màu ấu thơ. Lối cũ ta về. Vườn xưa có còn. Hoàng hôn buông xuống, thoảng hương ngọc lan". 
Lối cũ ta về - Bằng Kiều
Một thoáng quê hương
Ca khúc Một thoáng quê hương được nhạc sĩ Thanh Tùng viết cùng nhạc sĩ Từ Huy. Đây là bài hát đặc biệt dành riêng cho cuộc thi Hoa hậu Việt Nam tổ chức lần đầu năm 1989. Một thoáng quê hương cũng được Hồng Nhung thể hiện khá thành công, về sau ca khúc phổ biến rộng rãi và xuất hiện dồn dập ở nhiều chương trình âm nhạc lớn. 
 “Dù ở đâu Paris, Luân Đôn hay những miền xa, thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó, em ơi…” - Đây là ca từ khiến những người Việt cảm thấy tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc mỗi khi cá vàng Một thoáng quê hương. 
Một thoáng quê hương - Hồng Nhung
Giọt nắng bên thềm
"Hoa vẫn hồng trước sân nhà tôi. Chim vẫn hót sau vườn nhà tôi. Giọt nắng bâng khuâng. Giọt nắng rơi rơi bên thềm. Bài hát bâng khuâng. Bài hát mang bao kỷ niệm. Những ngày đã qua...".
Mỹ Linh là người trình bày khá thành công ca khúc Giọt nắng bên thềm của nhạc sĩ Thanh Tùng. Giống như những sáng tác khác, Giọt nắng bên thềm lay động người nghe bởi chất tự sự trữ tình, đầy sâu lắng. Để trình bày ca khúc này, đòi hỏi người hát phải có cảm xúc đậm đặc cùng chất giọng truyền cảm, đi vào lòng người. 
Giọt nắng bên thềm - Mỹ Linh
aFamily

thanh tùng, mỹ linh, bằng kiều, hồng nhung


      © 2021 FAP
        3,167,122       1,476