Nhà hay

Sợ bị cười nhạo vì mang đồng nát về, bạn đã bỏ qua cơ hội “lột xác” cho ngôi nhà

Đồng nát nhưng biết cách hồi sinh cũng sẽ mang đến cho bạn những vật dụng độc đáo và hữu ích đấy, đặc biệt là cánh cửa cũ như thế này.

Chỉ cần một chút sáng tạo, bạn sẽ mang đến cho ngôi nhà của mình những điều mới mẻ. Bạn đừng nghĩ phải bỏ tiền ra mua những vật dụng trang trí mới mẻ mới là cách để giúp ngôi nhà đẹp hơn. Thật ra, xung quanh bạn có rất nhiều vật dụng đã cũ, đã bỏ đi, vẫn có thể được “hồi sinh”, trở thành điểm nhấn độc đáo trong nhà.

Một trong những vật dụng cũ đó chính là cánh cửa gỗ đã không còn sử dụng được nữa. Cửa là đồ vật được sử dụng nhiều nhất trong gia đình khi nó liên tục được mở ra, đóng vào và tần suất sửa chữa, thay mới cửa cũng nhiều hơn. Tuy nhiên, khi cửa đã “hết tuổi thọ”, không thể dùng nữa, bạn cũng đừng vội bỏ đi mà thay vào đó, nên tái chế chúng thành những điểm nhấn tuyệt vời thế này.

Sợ bị cười nhạo vì mang đồng nát về, bạn đã bỏ qua cơ hội “lột xác” cho ngôi nhà - Ảnh 1.

Chỉ cần biết cách hồi sinh, cánh cửa cũ này sẽ trở thành một điểm nhấn tuyệt vời cho nhà bạn. (Ảnh: homehacks)

Với một cánh cửa cũ, bạn chỉ cần tìm thêm vài miếng ván gỗ nữa là đã có thể tạo thành một chiếc bàn và kệ đựng đồ dùng.

Sợ bị cười nhạo vì mang đồng nát về, bạn đã bỏ qua cơ hội “lột xác” cho ngôi nhà - Ảnh 2.

(Ảnh: homehacks)

Sợ bị cười nhạo vì mang đồng nát về, bạn đã bỏ qua cơ hội “lột xác” cho ngôi nhà - Ảnh 3.

(Ảnh: homehacks)

Nếu là những cánh cửa gỗ có kính, bạn có thể tái chế chúng thành vách tường, giúp phân chia phòng thành những khu vực nhỏ hơn.

Sợ bị cười nhạo vì mang đồng nát về, bạn đã bỏ qua cơ hội “lột xác” cho ngôi nhà - Ảnh 4.

(Ảnh: homehacks)

Đâu cần phải mua kệ sách mới hay mua vật liệu mới về để làm kệ sách. Chỉ cần vài cánh cửa cũ thôi là bạn cũng có được kệ sách tươm tất và độc đáo rồi.

Sợ bị cười nhạo vì mang đồng nát về, bạn đã bỏ qua cơ hội “lột xác” cho ngôi nhà - Ảnh 5.

(Ảnh: homehacks)

Cánh cửa này không chỉ được cải tạo thành chiếc gương mà còn được tận dụng làm nơi treo những món phụ kiện nữa.

Sợ bị cười nhạo vì mang đồng nát về, bạn đã bỏ qua cơ hội “lột xác” cho ngôi nhà - Ảnh 6.

(Ảnh: homehacks)

Nếu muốn, bạn có thể dùng cửa cũ để làm điểm nhấn cho phòng ngủ.

Sợ bị cười nhạo vì mang đồng nát về, bạn đã bỏ qua cơ hội “lột xác” cho ngôi nhà - Ảnh 7.

(Ảnh: homehacks)

Đơn giản hơn, bạn có thể dùng cửa cũ làm bàn. Đóng thêm 4 chiếc chân vào nữa là bạn đã có cái bàn độc nhất vô nhị rồi đấy.

Sợ bị cười nhạo vì mang đồng nát về, bạn đã bỏ qua cơ hội “lột xác” cho ngôi nhà - Ảnh 8.

Đóng thêm 4 chiếc chân vào nữa là bạn đã có cái bàn độc nhất vô nhị rồi. (Ảnh: homehacks)

Sợ bị cười nhạo vì mang đồng nát về, bạn đã bỏ qua cơ hội “lột xác” cho ngôi nhà - Ảnh 9.

Một kiểu bàn khác từ cửa cũ. (Ảnh: homehacks)

Sơn phần giữa cửa màu đen vậy là bạn đã có tấm bảng ghi chú cho gia đình mình rồi.

Sợ bị cười nhạo vì mang đồng nát về, bạn đã bỏ qua cơ hội “lột xác” cho ngôi nhà - Ảnh 10.

(Ảnh: homehacks)

Bạn có rất nhiều hình ảnh nhưng không biết treo ở đâu, trang trí thế nào? Đơn giản thôi, hãy dùng tấm cửa cũ, sơn phết lại rồi dựng vào một góc phòng, bạn đã có nơi treo ảnh gia đình rồi đấy.

Sợ bị cười nhạo vì mang đồng nát về, bạn đã bỏ qua cơ hội “lột xác” cho ngôi nhà - Ảnh 11.

(Ảnh: homehacks)

Gắn thêm vài cái móc là bạn đã có nơi treo áo quần gọn gàng rồi. Bên dưới, bạn có thể đóng thêm vài hộc tủ để đựng giày dép.

Sợ bị cười nhạo vì mang đồng nát về, bạn đã bỏ qua cơ hội “lột xác” cho ngôi nhà - Ảnh 12.

(Ảnh: homehacks)

Nếu bạn thích trồng cây, cửa cũ sẽ là một giải pháp khi bạn muốn trồng cây dây leo. Thay vì làm giàn cho cây, bạn có thể dùng chiếc cửa lưới thế này. Đẹp và lạ phải không?

Sợ bị cười nhạo vì mang đồng nát về, bạn đã bỏ qua cơ hội “lột xác” cho ngôi nhà - Ảnh 13.

(Ảnh: homehacks)

Giờ thì bạn đừng sợ bị cười nhạo là mang đồng nát về nhà nữa nhé. Đồng nát nhưng biết cách hồi sinh cũng sẽ mang đến cho bạn những vật dụng độc đáo và hữu ích đấy.

(Nguồn: homehacks)

aFamily

vật dụng trang trí, cửa nhà, cánh cửa gỗ, mẹo vặt, Trang trí nhà, DIY


      © 2021 FAP
        1,002,478       142