Khi con không chịu nghe lời, thì đã đến lúc bạn phải thay đổi cách nói chuyện với con, bắt đầu với những câu sau đây.
Không phải những mệnh lệnh hay đòn roi mà chính sự thay đổi trong cách nói chuyện của bố mẹ sẽ có hiệu quả hơn nhiều trong các tình huống con không chịu nghe lời.
1. "Con cần phải nhớ gì nào?"
Thay vì nói: "Phải cẩn thận đấy!".
Ví dụ: "Con cần phải nhớ những gì khi chơi ở công viên nào?".
Trẻ thường sẽ có xu hướng phớt lờ những gì chúng ta cứ nói lặp đi lặp lại và câu "Con phải cẩn thận đấy!" là một ví dụ điển hình. Vì vậy, hãy kích thích tư duy phản biện của trẻ và để trẻ tự nói lại những câu dặn dò quan trọng của bạn bằng cách dùng câu hỏi trên.
2. "Nói nhỏ thôi con!"
Thay vì nói: "Đừng la hét nữa!" hay "Im lặng nào!".
Ví dụ: "Nói thật nhỏ hoặc nói thì thầm thôi con nhé" hoặc "Bố/mẹ rất thích con hát, nhưng bây giờ nếu con muốn hát to thì con đi ra ngoài hoặc vào phòng con nhé".
Hãy kích thích tư duy phản biện của trẻ và để trẻ tự nói lại những câu dặn dò quan trọng của bạn bằng cách dùng câu hỏi "Con cần phải nhớ gì nào?" (Ảhh minh họa).
Nếu con bạn là đứa trẻ thích ồn ào, hãy chỉ ra cho con những nơi mà con có thể làm ồn và nói to. Bên cạnh đó, nói thì thầm với trẻ kết hợp với những cử chỉ nhẹ nhàng và giao tiếp bằng ánh mắt là một cách vô cùng hiệu quả để khiến trẻ nghe lời.
3. "Con muốn tự mình làm hay muốn bố/mẹ giúp con?"
Thay vì nói: "Bố/mẹ đã nói con lần thứ 3 rồi đấy, làm ngay đi!".
Ví dụ: "Đến lúc phải đi rồi. Con muốn tự mình đi giày, hay để bố/mẹ giúp con?" hoặc "Con muốn tự mình ngồi vào chỗ của con trên xe hay để bố/mẹ bế con vào?".
Hầu hết trẻ đều rất thích được trao cho cơ hội tự mình làm một việc gì đó. Hãy cho trẻ sự lựa chọn và cơ hội để tự chứng tỏ khả năng của chúng.
4. "Con đã học được những gì từ sai lầm này?"
Thay vì nói: "Xấu hổ chưa" hay "Đáng ra con phải biết rõ rồi chứ!".
Ví dụ: "Con đã học được gì và ở lần tới con sẽ làm gì khác đi để không bị vướng vào rắc rối ở trường nữa?".
Tập trung vào thúc đẩy sự trẻ thay đổi hành vi trong tương lai sẽ mang lại nhiều kết quả hơn là chê bai hay chỉ trích hành vi chưa đúng trong quá khứ.
5. "Con làm ơn hãy…"
Thay vì nói: "Đừng!" hay "Dừng ngay!".
Ví dụ: "Con làm ơn hãy bỏ giày của con lên giá nhé!".
Có ai trong chúng ta trải qua một ngày bằng cách nói với những người xung quanh đừng làm cái này cái kia chưa? Chắc hẳn là không rồi. Kiểu giao tiếp tiêu cực này sẽ không được tiếp nhận tốt và đặt gánh nặng và áp lực lên các mối quan hệ, vì thế hãy thay thế bằng cách yêu cầu những gì mà bạn muốn.
Tập trung vào thúc đẩy sự trẻ thay đổi hành vi trong tương lai sẽ mang lại nhiều kết quả hơn là chê bai hay chỉ trích hành vi chưa đúng trong quá khứ (Ảnh minh họa).
6. "Hôm nay chúng ta đang trong một cuộc đua nên cần phải thật nhanh!"
Thay vì nói: "Nhanh lên nào!" hay "Chúng ta sẽ muộn mất!".
Ví dụ: "Chúng ta đang ở trong một cuộc đua ngựa hôm nay! Hãy xem chúng ta có thể nhanh đến mức nào nào!".
Có rất nhiều lúc bạn phải thúc đẩy con làm mọi thứ thật nhanh nhưng cũng hãy đảm bảo rằng bạn cho trẻ có những lúc "chậm như rùa" để con có thể cảm thấy thư giãn và thoải mái.
7. "Con muốn đi ngay bây giờ hay đợi 10 phút nữa?"
Thay vì nói: "Đến lúc phải đi rồi… ngay bây giờ!".
Ví dụ: "Con muốn về ngay bây giờ hay chơi thêm 10 phút nữa rồi mới về?".
Trẻ thích được làm chủ cuộc sống của riêng chúng. Vì thế, hãy cho trẻ sự lựa chọn và chúng sẽ nghe lời bạn hơn khi bạn nói: "Ok, hết 10 phút rồi nhé, đến lúc phải về rồi".
Trẻ thích được làm chủ cuộc sống của riêng chúng. Vì thế, hãy cho trẻ sự lựa chọn và chúng sẽ nghe lời bạn hơn (Ảnh minh họa).
8. "Hãy tôn trọng bản thân con và những người khác nữa"
Thay vì nói: "Hãy cư xử thật ngoan!".
Ví dụ: "Con nhớ phải tôn tọng bản thân và những người khác nữa khi con chơi trong khu vui chơi hôm nay nhé!".
Bạn hãy cố gắng thật cụ thể và chi tiết khi dặn dò trẻ bởi trẻ thường sẽ không hiểu được những câu nói chung chung bạn nói. Đồng thời, hãy để trẻ nhắc lại những gì quan trọng mà chúng phải nhớ.
9. "Bố/mẹ vẫn chưa hài lòng với…"
Thay vì nói: "Con vẫn chưa đủ lớn đâu nhé!" hay "Con còn quá nhỏ để làm như thế!"
Ví dụ: "Bố/mẹ không hài lòng với việc con trèo lên tường gach như thế vì bố/mẹ sợ rằng con sẽ có thể ngã và bị thương".
Khi chúng ta nói rõ ra những lo lắng và nỗi sợ của chúng ta, trẻ sẽ nghe lời và tôn trọng những giới hạn mà chúng ta đặt ra hơn. Trẻ thường tự cảm thấy chúng đã đủ lớn, đủ khỏe và đủ khả năng để làm những điều to tát như lái xe đạp thật nhanh, trèo lên hàng rào cao,… nhưng bố mẹ lại chưa sẵn sàng để con mạo hiểm như vậy. Vì vậy, hãy nói rõ ra cho trẻ hiểu.
Nguồn: Mother
dạy con nghe lời, không nghe lời, Con không nghe lời, dạy con