Mẹ & bé

Bé trai đi ngoài ra máu sau khi đi bơi về - bà mẹ lên tiếng nhắc nhở phụ huynh phải lưu ý điều này khi cho con đi bơi

Câu chuyện xảy ra với bé trai sau khi đi bơi về lại một lần nữa khiến các cha mẹ vô cùng lo lắng về chất lượng vệ sinh bể bơi, nhất là khi mùa hè – mùa bơi đã tới.

Ira Tarina Ochan, một bà mẹ ở Indonesia vừa chia sẻ câu chuyện của cậu con trai nhỏ bị tiêu chảy ra máu sau khi bơi tại bể bơi. Cô thúc giục các phụ huynh khác đặc biệt lưu ý tới những nguy cơ tiềm ẩn của bể bơi, trong đó có nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm do ký sinh trùng.

Cơn ác mộng bất ngờ sau khi con đi bơi về

Ochan nhớ lại vụ việc kinh hoàng: "Lời cảnh báo dành cho mọi phụ huynh. Họ cần phải cẩn trọng hơn khi để con bơi ở bể bơi. Chuyện này đã xảy ra với con trai tôi.

Chúng tôi thực lòng chỉ muốn con được vui vẻ. Vậy nên chúng tôi đã chiều ý con khi cháu nói muốn đi bơi. Trong suốt kỳ nghỉ của gia đình, chúng tôi đã bơi ở bể bơi không quá xa so với nơi sống. Tuy nhiên, niềm vui mà chúng tôi trông đợi đã biến thành một thảm họa thực sự đối với con trai tôi.

Chỉ trong vòng vài giờ sau khi đi bơi về nhà, con lập tức đi vệ sinh. Nhưng trong phân của cháu có kèm máu tươi. Chúng tôi vội vã đưa con tới phòng khám gần nhất. 3 ngày đã trôi qua nhưng bệnh tình của con vẫn chưa có tiến triển gì. Lúc nguy cấp đó, tôi đã đưa cháu đến gặp bác sĩ nhi trong bệnh viện gần nhà mà không quá lo nghĩ gì.

Bé trai đi ngoài ra máu sau khi đi bơi về - bà mẹ lên tiếng nhắc nhở phụ huynh phải lưu ý điều này khi cho con đi bơi - Ảnh 1.

3 ngày đã trôi qua nhưng bệnh tình của con vẫn chưa có tiến triển gì.

Bác sĩ nói rằng, hậu môn cháu có một vết thương. Nhưng tôi rất nghi ngờ chuyện này bởi hậu môn con trai tôi có vẻ vẫn ổn. Không hề có chấn thương - chỉ là hơi đỏ tấy lên thôi, có thể do việc đi vệ sinh quá nhiều.

Một tuần nữa trôi qua sau lần đi khám ấy nhưng con trai tôi vẫn chưa khỏe lại. Phân của cháu vẫn dính rất nhiều máu tươi – không chỉ là 1 hoặc 2 giọt đâu. Chúng tôi có thể thấy rõ như vậy từ chỗ bỉm đóng cho cháu.

Lúc này, tôi bắt đầu cảm thấy đôi chút tuyệt vọng. Nước mắt bắt đầu chảy tràn trên mặt tôi. Có người mẹ nào lại không tan nát khi chứng kiến con mình đi ngoài ra máu suốt hơn 1 tuần như thế, mà không có bất cứ tiến triển nào?".

Ochan tiếp tục: "Những suy nghĩ tiêu cực về con thoáng qua trong tâm trí tôi. Chính xác thì con tôi đang bị bệnh gì vậy? Tôi và ông xã lập tức đưa con tới bệnh viện ở Hermina Grand Wisata. Khi đến nơi, tôi giải thích về tình trạng của con từ lúc đầu cho tới thời điểm đó. Ngay khi tôi trình bày xong, bác sĩ quyết định con tôi phải được điều trị ngay.

Bé trai đi ngoài ra máu sau khi đi bơi về - bà mẹ lên tiếng nhắc nhở phụ huynh phải lưu ý điều này khi cho con đi bơi - Ảnh 2.
Bé trai đi ngoài ra máu sau khi đi bơi về - bà mẹ lên tiếng nhắc nhở phụ huynh phải lưu ý điều này khi cho con đi bơi - Ảnh 3.

Có thể do nước bể bơi đã bị nhiễm khuẩn khiến con bị nhiễm bệnh.

Y tá sau đó đã lấy mẫu máu từ phân của con và đưa tới phòng xét nghiệm để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác. Ngày hôm sau, bác sĩ thông báo về kết quả xét nghiệm cho chúng tôi. Trời ơi, chồng tôi và tôi chưa bao giờ bị sốc đến mức đó trong đời. Bác sĩ nói, con trai bé bỏng của chúng tôi bị nhiễm một ký sinh trùng có tên Ameoba (amip). Nó đã ăn vào ruột con rồi làm tổn thương hệ tiêu hóa.

Tôi vội hỏi bác sĩ xem chính xác Amoeba là gì và con tôi bị nhiễm ký sinh trùng đó từ đâu. Một cơn rùng mình chạy dọc sống lưng tôi khi bác sĩ giải thích, có thể do nước bể bơi đã bị nhiễm khuẩn".

Rất may là sau chia sẻ này của Ochan, con trai cô đã dần bình phục và được xuất viện về nhà. Cậu bé đã đi lại được và đang hồi phục rất nhanh.

Kí sinh trùng Amoeba (amip) nguy hiểm đến mức nào?

Tiến sĩ Meta Hanindita, một bác sĩ nhi giàu kinh nghiệm, cho biết, cháu bé trong câu chuyện trên được chẩn đoán bị nhiễm Amoeba. Chính xác đây là bệnh nhiễm ký sinh trùng Entamoeba hystolytica. Ký sinh tùng này có thể tấn công đường ruột và các cơ quan khác bên ngoài đường ruột.

"Nếu bệnh nhiễm trùng do ký sinh trùng này gây ra tấn công đường ruột, sẽ xuất hiện những triệu chứng như đau bụng, phân nhớt và dính máu, buồn nôn, nôn mửa…".

Phần lớn trẻ mắc bệnh do Amoeba (amip) gây ra đã có sự tiếp xúc ban đầu với ký sinh trùng bởi đã ăn hoặc uống thứ gì đó nhiễm khuẩn. Nước bể bơi đã bị nhiễm amip trước đó, nên dễ dàng gây bệnh cho trẻ khi vô cùng nuốt phải. Đôi khi, kí sinh trùng amip có thể ăn hết thành ruột, dẫn tới hiện tượng trẻ đi ngoài ra máu.

Bé trai đi ngoài ra máu sau khi đi bơi về - bà mẹ lên tiếng nhắc nhở phụ huynh phải lưu ý điều này khi cho con đi bơi - Ảnh 4.

Cơ thể sẽ dễ bị nhiễm bệnh do ký sinh trùng hơn nếu không trong điều kiện sức khỏe tốt nhất (Ảnh minh họa).

Bệnh do amip gây ra là một bệnh lây nhiễm. Sống trong môi trường thiếu sạch sẽ tiềm ẩn nguy cơ bệnh lan rộng nhanh chóng. Cách thức lây truyền của bệnh là qua tiếp xúc thân thể, như bắt tay với người bị bệnh. Vì thế, luôn đảm bảo rằng con bạn rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi chơi hoặc sau khi bắt tay với người khác.

Thật không may, không có cách gì để ngăn ngừa sự lây nhiễm trùng amip. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giảm thiểu tối đa sự lây lan của các triệu chứng bệnh.

Mách bố mẹ cách tránh nguy cơ tiềm ẩn của bể bơi

- Kiểm tra điều kiện bể bơi trước khi bơi. Đảm bảo rằng bạn biết rõ bể thường xuyên được làm vệ sinh. Nếu bạn biết chính xác lịch dọn bể, hãy sắp xếp liên hệ để tới thăm quan sau mỗi lần dọn đó.

- Dạy con không được nuốt nước bể bơi. Giải thích cho trẻ về nguy cơ nhiễm bệnh nếu trẻ làm như vậy.

- Đảm bảo rằng trẻ khỏe mạnh trước khi đi bơi. Cơ thể sẽ dễ bị nhiễm bệnh do ký sinh trùng hơn nếu không trong điều kiện sức khỏe tốt nhất.

- Cho trẻ tắm bằng nước sạch và xà bông ngay sau khi trẻ rời khỏi bể bơi.

Nguồn: Parent

aFamily

đi bơi mùa hè, an toàn khi đi bơi, phòng bệnh khi đi bơi, amip


      © 2021 FAP
        1,250,661       510